Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki Toru

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 11/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Nếu bạn muốn làm giàu thì một trong những cuốn sách bạn nên đọc là cuốn “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki Toru. Mặc dù cuốn sách có những quan điểm khá cực đoan về người làm công, quản lý, làm freelance…và nghiêng về doanh nhân và nhà đầu tư, nhưng cuốn sách cũng có những điểm rất giá trị, rất đáng đọc.

    Dưới đây là trích đoạn phần tóm tắt cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của tác giả Lâm Minh Chánh, trong cuốn sách “Tăng tốc đến thành công. Học từ những cuốn sách hàng đầu”

    “Tác giả có hai người cha. Một người cha ruột và một người là cha nuôi. Người cha nuôi này là cha ruột của Mike một người bạn thân của tác giả. Hai người cha đều là người thành công trong lãnh vực của mình. Họ cùng có tính cách mạnh mẽ, và có ảnh hưởng đến người khác. Nhưng cả hai khác nhau hoàn toàn về những gì liên quan đến tiền. Trong khi cha ruột cho rằng “sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của những điều xấu xa” và không quan tâm đến tiền; Cha nuôi lại nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu” và cho rằng tiền chính là quyền lực. Nguồn thu nhập chính yếu của cha ruột là thu nhập từ công việc. Sau khi trả thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm để tích lũy. Người cha nuôi kiếm rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư, và luôn chi trả các hóa đơn sau cùng. Câu nói cửa miệng của người cha ruột là: “Tôi không có khả năng mua món đồ này”, trong khi đó người cha giàu sẽ tự hỏi mình “Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này”.

    Người cha ruột – vốn là người học giỏi và có bằng tiến sĩ - luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học giỏi, lấy bằng về luật, kế toán hay thạc sĩ Quản trị kinh doanh để có thể kiếm công việc tốt, lương cao. Người cha nuôi – vốn chưa học xong lớp 8 – khuyến khích tác giả học để thông minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có. Tác giả gọi người cha ruột là cha nghèo, người cha nuôi là cha giàu. Vào năm 9 tuổi, tác giả đã quyết định học về tiền bạc, học những bài học làm giàu từ người cha giàu.

    Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.

    Người cha giàu nhận dạy tác giả những bài học làm giàu bằng cách thuê tác giả làm việc vào các chiều thứ bảy với giá 10 xu một giờ - một mức giá khá thấp vào năm 1956. Sau một thời gian làm việc cực nhọc, tác giả đã gặp cha giàu để đòi tăng lương. Sự ấm ức của tác giả vì cho rằng bị trả mức lương thấp, được cha giàu ví như những cú xô đẩy của cuộc đời. Theo cha giàu thì cuộc đời luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc; một số sẽ chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, với công việc hay thậm chí với vợ, chồng mình; chỉ một số rút ra những bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến về phía trước.

    Tiếp đó, cha giàu dạy cho tác giả bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi người nghèo kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn. Người nghèo bị kiểm soát bởi 2 cảm xúc: sợ hãi và sự khát khao . Sự sợ hãi không có tiền bắt họ phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị ‘”bẫy” vào một vòng luẩn quẩn. Đó là thức đậy, đi làm, trả hóa đơn rồi thức đậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

    Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình. Với mong muốn học những bài học của người giàu, tác giả đã đồng ý làm việc không nhận lương cho cha giàu. Sau vài tuần, được Cha Giàu đề nghị mức lương cao không tưởng, tác giả vẫn giữ nguyên ý định làm việc để học cách làm giàu, chứ không phải làm việc để kiếm tiền như cha nghèo và nhiều người khác đang làm.

    Bài học quý giá tác giả học được từ cha giàu: luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quang chúng ta. Tuy vậy nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này bởi vì họ đang bận rộn và quan tâm đến việc kiếm tiền, và sự đảm bảo trong công việc. Áp dụng bài học này tác già đã nhận diện 1 cơ hội kinh doanh tốt. Tác giả xin lại ruột của những truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của Đại lý truyện tranh với cam kết không được bán lại số truyện này. Tác giả đưa số truyện tranh vào trong phòng trống của Mẹ Mike, tạo ra một thư viện cho các bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ với 10 xu thay vì mua được cuốn truyện tranh, khách hàng của tác giả có thể đọc 5,6 cuốn. Điều quan trọng là tác giả không phải làm việc, mà tác giả thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Tác giả và Mike người bạn mình đã kiếm được 9.5 đô la Mỹ một tuần.

    Bằng việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không phụ thuộc vào bấy kỳ ông chủ nào. Tác giả học được bài học làm giàu đầu tiên: không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình”

    Nếu các thành viên QTvKN quan tâm đề tài “giàu có” này tôi sẽ tiếp tục trích những đoạn (thích hợp khác) vào.

    Hãy like hoặc còm thể hiện sự quan tâm nhé.

    Ghi chú: “Tăng tốt đến thành công” đã xuất bản 8.000 cuốn (đợt 1: 5,000 cuốn, TGM, 2014, đợt 2: 3,000 cuốn, Alpha Books, 2015). Và đã ngừng xuất bản, đã hết sách. Tác giả Lâm Minh Chánh sẽ không tái bản mà sẽ trích các đoạn thích hợp để chia sẽ với bạn bè, thành viên QTvKN

    Thân ái
    Lâm Minh Chánh
    Người truyền cảm hứng

    Link bài viết:
    Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki Toru
     
    Last edited by a moderator: 18/5/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...