Vì sao con người thường “xì hơi” và mức độ nào là dấu hiệu của bệnh lý? Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc “xì hơi” quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy. Nhiều người thường bị khó tiêu, dẫn tới đánh rắm nhẹ bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”. Mùi của việc “xì hơi” có phải là cảnh báo nguy cơ liên quan đến căn bệnh nào không? Thông thường, mùi xì hơi của người khác thật sự không hôi như bạn nghĩ, sự khác biệt chỉ là do bạn bị bất ngờ. Đối với bản thân, bạn sẽ luôn nhận thức được mình sắp xì hơi và có sự chuẩn bị sẵn sàng. Còn khi người bạn của bạn “hành sự” mà không có bất kì cảnh báo nào, sự thiếu chuẩn bị đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mùi trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, mùi ấy có thể khác nhau tùy thuộc vào chế độ ăn uống và vi khuẩn ruột kết của mỗi người. Thế nên, chúng ta có thể kết luận mùi khó chịu này không liên quan đến tình trạng sức khỏe nào.