Trong hai tuần trở lại đây, truyền thông cả xã hội lẫn chính thống tại Việt Nam bị vụ thách đấu của vị võ sư môn phái Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu từ Canada về làm cho rộn ràng khá nhiều. Mục đích đưa ra khá cao đẹp: Để học hỏi và kiểm chứng năng lực của võ thuật cổ truyền đặc biệt là võ thuật Việt Nam. Cũng có nhiều luồng dư luận xoay quanh chuyện này, người bàn về kỹ thuật, người bàn về tinh lan truyền của câu chuyện ấy. Có người thậm chí cho rang đây là vụ lấy số má nhau trong giới võ thuật, ngay cả hội chị em EVA cũng được dịp sôi nỏi bàn bạc về chuyện các anh tài làng võ có cần chăng một bóng hồng chăm sóc và đỡ đân về tinh thần như người vợ của vị vó sư Karate chăm sóc chồng trong trận đánh! Dù gì, chuyên đã xảy ra và có nguyên cớ nó mới xảy ra, ở đây chúng ta tạm đồng ý với nhau một cách khách quan là cũng như mục đích thống nhất của anh chàng Flores kia từ đầu là muốn cho công chúng thấy cái hay cái đẹp của môn phái mà anh ta tập luyện hay theo đuổi. Nhưng ở khía cạnh truyền đạt thông tin để thuyết phục người xem, mà tôi cứ thô thiển gọi theo ngành của mình, là bán hàng, thì đây là một vụ thất bại thảm hại. Nó thất bại vì những lý do như sau: 1. Người Việt Nam vốn trọng tình cảm, trong mọi trường hợp luôn muốn bảo vệ người yếu thế. Vậy mà nay lúc nào cũng thấy một ông tây cao hơn tói 40cm nặng hơn cả 30kg đè áp một người nhỏ bé, già hơn tuổi. Cái sự chênh lệch ấy là không thẻ bàn cãi và nó tạo ra sự ức chế do cảm giác mất công bằng ngay từ trước khi trận đấu xảy ra. Với công chúng, anh không thể dùng thế lực để áp chế, thậm chí là càng dùng thế lực, anh lại càng mất điểm, vụ con ruồi đánh nhau với hãng giải khát cũng thấy cái đó. 2. Truyền thông qua hình ảnh hay video càng rõ rệt hơn. Một bên to cao lừng lững như cột nhà, một bên thì dù có khoẻ ạnh cũng là cái khoẻ mạnh của người đa đi qua cái đỉnh tuổi thanh xuân. Lúc bắt đầu trận chưa sao nhưng có một chốc khi bị hạ thì bên thua trận, vốn đã trông không khoẻ mạnh gì, lại càng trông thương tâm hơn vì các bác không dễ gượng dậy. 3. Độ rủi ro quá cao: Nói dại, thanh niên tập với nhau, nện vào chỗ hiểm còn có lúc gây thương tích hay chết người, giờ một ông đang tráng kiện chẳng may, không cố ý đánh vào chỗ của người nhỏ con và già hơn thì hậu quả ra sao? Nhẹ là thâm tím, nhưng nặng là có thương tích nội tạng hay gân xương. Cái này không nói khôn được nhất là khi chúng ta thấy luật đấu không rõ ràng hai trận vưa rồi. 4. Mục đích và sự thật khác xa nhau: Có nhiều người nói trận đấu công bằng vì đây là ấn chứng công phu và hai vị võ sư thách đấu chứ không phải Flores thách hai vị đó. Nhưng hãy thừa nhận điều này, vì nó là thực tế trong làng võ của cả Tây, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam hay bất kỳ nước nào khác. Một đại sư phu 90 tuổi, tuyệt kỹ và công phu đầy mình có thể đương đâù để mà ấn chứng công phu với một võ sinh mới học ngày hôm qua 18 tuổi được không? Các cụ chỉ cần trượt chân chả may ngã là đã tự mình làm gãy xương rồi. Giờ một đối thủ to con, nặng ký hơn lỡ tay chân hay chỉ cần không cố tình va vào mà cụ bắn ra hay mất thăng bằng rơi xuống chống tay hoặc lùi lại lệch chân là đã đủ chấn thương rồi. Cho nên cái vụ ấn chứng kungfu trong thực tế chưa bao giờ giống như vụ trong phim chưởng khi sư phụ ẩn cư cả trăm năm, răng lợi móm mém có thể bay như chim, chỉ tay vào võ sĩ muốn thử tài mình mà khiến hắn lăn quay ra! Hai võ sĩ chuyên nghiệp, ngang tài ngang sức ma chỉ cần sơ xảy là đã dính đòn knock out rồi chứ khong nói tới việc họ gắng sức nện nhau. Mà nói thật lòng đó là điều tôi thấy đằng sau vụ “ấn chứng công phu” này. Vịnh Xuân với karate hay Vịnh Xuân với Vịnh Xuân cũng không thiếu gì cách ấn chứng về kỹ thuật với mức độ lực tăng dần đảm bảo cho sự an toàn của cả đôi bên. Vậy là truyền thông thì nói hoàn toàn là Văn giờ dở ra với nhau và chứng minh với bàn dân thiện hạ thì nó lại rõ ràng là Võ?!! 5. Từ lý do tình cảm ở mục 1, dù cho tỷ lệ cực thấp, nhưng không phải là không có khả năng là hai vị võ sư lớn tuổi kia có khả năng nhập nội và đưa vào người Flores vài đòn kha dĩ. Và đưa vào được thì có nghĩa là không có tỷ lệ, dù rất nhỏ khác, họ có thể thắng. Khi ấy thì dòng phái của Flores có lẽ phải them thời gian, thêm nỗ lực để lấy lại danh dự lần nữa! Cá nhân tôi tin rằng dù không mấy lạc quan, nhưng có không ít người Việt Nam vừa xem trận đấu vừa cầu mong thầm là mấy vị người Việt chiến thắng. Đơn giản là cho “bõ ghét”! Không cảm thấy thoả mãn và có cảm giác người ngoài vào đe doạ tự ái dân tộc sẽ khiến cho công chúng kết lại với nhau và có thái độ không tích cực với người chiến thắng. Chốt lại, cả đằng nhìn vào sự thật hay suy luận trong đầu, dù là theo kiểu cảm tính hay duy lý, giờ ai hỏi tôi có muốn tự mình hay cho con cái tôi đi học một môn phái mà người trẻ cao to, lực lưỡng, ăn nói đại ngôn, đánh động truyền thông tứ phương và chỉ chiến thắng trong các vụ tỉ thí với người già nhẹ cân hơn hẳn mình thì tôi sẽ trả lời đơn giản thôi: KHÔNG! Thuyết phục không khéo người ta không đồng ý đã đành, giờ càng thuyết phục càng không ai nghe thì đó không phải là cuộc bán hàng thất bại thì tôi không rõ phải gọi đó là gì? Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt