VINFAST SẼ THÀNH CÔNG?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi devondale, 6/10/17.

  1. devondale

    devondale Member

    Đối với nhiều người Việt, Vinfast chỉ có thể thành công nếu sản xuất được các dòng xe hơi nhắm vào nhu cầu phổ thông (xe sedan, xe SUV) với giá thành hợp lý/rẻ. Vậy nếu Vinfast chọn phân khúc cao cấp thì sao? Và sản xuất xe với giá thành hợp lý có dễ trong thực tế hiện nay?
    Trước hết, về thị trường, có quá nhiều con số thống kê cho thấy bình quân tỷ lệ ô tô trên 1000 dân ở VN còn quá thấp. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường là không phải bàn cãi. Vậy đâu là phân khúc đang khát mua xe và có khả năng chi trả nhất? Nổi bật lên là tầng lớp tri thức trẻ (25-40t) khá giả, thu nhập tốt nhờ sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế VN trong những năm gần đây. Lượng khách hàng tiềm năng này đang ngày càng đông kéo theo nhu cầu sở hữu ô tô gia tăng đáng kể. Họ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn trên cả nước. Câu hỏi giờ đây là, thế hệ này sẵn sàng chi trả bao nhiêu để sở hữu 1 chiếc ô tô lần đầu tiên trong đời họ? Trong khi đó giá ô tô đang ngày càng rẻ, các sedan hạng C chỉ từ 600tr và sedan hạng D cũng chỉ bắt đầu với giá hơn 800tr. Các phân khúc đủ tốt để người sử dụng trải nghiệm lần đầu có thể đặt niềm tin.
    Vì những lý do này, phải nói rằng 1 thương hiệu mới ra nếu lựa chọn phân khúc cao cấp (> 1tỷ) thì gần như nắm chắc phần thất bại. Với tính cách ăn chắc mặc bền của dân Việt, sẽ không có nhiều người dám bỏ hơn 1 tỷ để làm chuột bạch cho một sản phẩm chưa được kiểm chứng. Hơn nữa, lựa chọn dòng xe cao cấp để bắt đầu, đồng nghĩa với việc Vin tự thu hẹp phân khúc khách hàng của họ. Vinfast sẽ chết nhanh chóng bởi sự tự tin thái quá.
    Thế còn sản xuất xe với giá thành hợp lý có dễ? Muốn giảm giá thành, không gì khác phải cắt giảm chi phí bao gồm: linh kiện phụ tùng lắp ráp, chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động...
    - Để giảm giá đầu vào phụ tùng linh kiện, cần có 2 yếu tố: 1-tỷ lệ nội địa hoá phải cao; 2-lượng đặt hàng phải đủ lớn
    - Để cắt giảm chi phí sản xuất, đòi hỏi dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tự động hoá cao, mô hình quản lý tiên tiến, quản trị chặt chẽ hoạt động...
    - Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi tối ưu hoá dây truyền sản xuất, con người được đào tạo có tính chuyên môn hoá cao, ứng dụng sâu các phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp...
    Nguyên lý của sản xuất là sản lượng càng lớn thì giá thành càng giảm. Có nghĩa là, Vinfast phải dự báo đúng nhu cầu thị trường, tính toán sản lượng tiêu thụ đảm bảo ở mức đủ lớn nhằm tiệm cận mức chi phí cận biên. Thêm nữa, để tăng hiệu quả hoạt động, Vinfast không được phép đa dạng hoá sản phẩm (ít nhất trong giai đoạn đầu) vì nếu đi ngược lại điều này sẽ làm tăng chi phí quản lý và đội giá thành sản phẩm nếu lượng bán ra của mỗi dòng xe không nhiều. Trước những thách thức này, có thể nói Vinfast sẽ phải giải quá nhiều bài toán cùng lúc để có được chiếc xe giá thành tốt. Trong khi đó, theo lộ trình cắt giảm thuế quan, năm 2018 xe nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ là 0%, giá xe nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Vinfast khi đó sẽ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà lắp ráp trong nước như Thaco, Trường Hải, Toy... mà còn phải đối mặt với các nhà phân phối xe nhập khẩu. Áp lực cạnh tranh là vô cùng khốc liệt.
    Chờ xem...
    PS: Bài phân tích dưới góc nhìn cá nhân.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...