Dạ dày là một đoạn ống tiêu hóa phình giãn rộng hình chữ J nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới vòm hoành, ở sau cung sườn và vùng thượng vị, nằm chủ yếu ở hạ sườn trái. Về hình thể có hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và nhỏ, các phần dạ dày từ trên xuống dưới là tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Về cấu trúc vi thể của dạ dày và tá tràng bao gồm 5 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp thanh mạc và lớp dưới thanh mạc. + Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng có rất nhiều, nhưng trên lâm sàng khu trú thì có 4 nhóm nguyên nhân chính: - Loét do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). - Loét do thuốc: NSAID, Aspirin, Glucocorticoids (Khi kết hợp NSAID), Biphosphonate, Clopidogrel. - Loét do stress. - Các yếu tố nguy cơ: Rượu bia (làm tổn thương niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tiết acid), thuốc lá, di truyền (Nhóm máu O), … TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG + ĐAU BỤNG chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng gần như là hằng định của bệnh này. Đau có thể nhiều mức độ từ âm ỉ khó chịu đến dữ dội, rát bỏng (1/3 bệnh nhân đau không có loét) - Loét dạ dày: Nôn và đau thượng vị sau khi ăn, sụt cân, đau không giảm khi ăn, ít xảy ra vào buổi tối - Loét tá tràng: Đau thượng vị khi đói, có thể nôn, đau giảm khi ăn, đau đánh thức bệnh nhân dậy hoặc 90 phút đến 3 giờ. + RỐI LOẠN TIÊU HÓA (đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, nôn, chán ăn, mau no,….) rối loạn vận động + KHÁM BỤNG thường không thấy có gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng trướng hoặc co cứng nhẹ. Y HỌC CỔ TRUYỀN +Theo Nội kinh: Viêm loét dạ dày tá tràng là chứng được mô tả trong chứng Vị quản thống (Đau dạ dày), Tâm hạ thống (Chứng đau ở dưới tim). Có ba thể chính: Một là do thấp nhiệt phạm vào vị kinh, hai là do can khí phạm vị, ba là do tỳ vị hư hàn. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những thế mạnh của y học cổ truyền. BÀI THUỐC NAM KINH NGHIỆM VỚI VỊ LÁ KHÔI - Lá khôi theo nghiên cứu của bộ môn dược lý trường đại học dược sơ bộ thấy có ít tannin, glucozit. Nghiên cứu trên khỉ và chuột bạch thấy có tác dụng giảm độ acid dạ dày. - Bài thuốc kinh nghiệm của phân hội đông y Thanh Hóa: Lá khôi 80g, bồ công anh 40g, lá nam khổ sâm 12. Các vị trên phơi khô, thái nhỏ nấu như nấu chè uống vào lúc đói. Theo kinh nghiệm cá nhân, thì mình thấy bài này điểm mạnh là làm giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, bởi vì giảm được nồng độ acid dạ dày, là yếu tố gây đau. Do đó nên coi bài thuốc này mang tính điều trị triệu chứng chứ không phải là bài điều trị gốc bệnh.