VÌ SAO ĐẤT NƯỚC ĐÀI LOAN THÀNH CÔNG, CÒN CHÚNG TA THÌ CHƯA?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Atifresh, 25/10/17.

  1. Atifresh

    Atifresh Member

    Thường thì người ta kể chuyện thành công, ít ai kể nguyên nhân, lý do khiến mình thất bại, vì nếu kể lý do là biện minh cho sự bất lực của mình.. Có 1001 lý do để chém gió, để bào chửa cho sự thất bại nhưng trong đó chỉ duy nhất một lý do đúng , người trong Đạo gọi là “lỗi tại tôi”, là do chính mình.
    Lần đến Đài Loan lần này, tôi nghe đã chứng kiến nhiều câu chuyện thành công của những con người ở đây. Chiêm ngưỡng đất nước thành công, xinh đẹp văn minh, có thu nhập bình quân đầu người ngang với người Nhật, Úc sau mấy mươi năm hòa bình…Ngẫm lại đất nước mình, quê hương mình mà chạnh lòng!.

    Một đất nước có một nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành công nghệ điện tử CNTT với hàng loạt những thương hiệu CNTT lớn hàng đầu thế giới như: HTC, Asus, Giagabyte, D-Link…có lẽ do họ là sản phẩm của một chiến lược quốc gia từ những người lãnh đạo đất nước.

    Ngày thứ 4 trong chuyến đi chúng tôi ghé thăm quan một thương hiệu điển hình của Đài Loan đó là TSMC. Đây là doanh nghiệp sản suất chip bán dẫn lớn nhất thế giới với doanh số năm 2016 là 30 tỷ, lợi nhuận trên 10 tỷ đô la, là nơi sản sinh ra chip điều khiển cho sản phẩm Iphone 8 đình đám, nơi có nhà sáng lập Choris Chang tài năng, yêu nước và có một tầm ảnh hưởng cực lớn cho các thế hệ doanh nhân tiếp theo của Đài Loan.

    Câu chuyện về người đàn ông khởi nghiệp ở tuổi 50, trở thành tỷ phú đô la ở tuổi 86 và mô hình kinh doanh của TSMC đã làm cho tôi, anh em trong đoàn phải chấp tay bái phục vì tư duy chiến lược của người Đài Loan, vì khát vọng chinh phục thế giới của những nhân tài thay đổi vận mệnh cho cả một quốc gia, tạo nên đẳng cấp thương hiệu cho một nền kinh tế,, tạo lối mòn, nâng cấp văn hóa kinh doanh của người Đài Loan, hiện đại, văn minh và đầy bản sắc.

    Tôi ngồi ngẫm lại, với tôi họ thành công bởi vì họ có chiến lược rõ ràng:
    1.Chiến lược về con người: nhân tài là tài sản lớn nhất
    Thật vậy, trong khoảng 10 năm từ 1970 đến 1980, mỗi năm hàng nghìn kỹ sư Đài Loan được gửi sang Mỹ học. Và điểm đáng chú ý là lãnh đạo Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho các chương trình gửi kỹ sư đi Mỹ học bất chấp việc 10 người sang Mỹ chỉ có 1 người về lại Đài Loan ngay sau khi học.

    Nhiều người Đài Loan được gửi sang Mỹ học đã ở lại Mỹ khá nhiều năm, mãi cho đến tận giữa và cuối thập niên 1980. Rất nhiều trong số họ đã vươn đến vị trí quản lý cao cấp tại nhiều công ty công nghệ tại thung lũng Silicon của Mỹ.

    Và rồi người ra đi cũng đến ngày trở về. Sau đó không lâu, khi đã cảm thấy tích lũy đủ công nghệ, kiến thức và kỹ năng tại Mỹ, rất nhiều kỹ sư Đài Loan về nước mở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử và họ thành công. Những người như họ đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành điện tử Đài Loan và TSMC là một trong những chứng nhân cho chiến lược này.

    Trong khoảng thời gian trên, lãnh đạo Đài Loan đồng thời cũng hết sức nỗ lực để phát triển các viện nghiên cứu. Năm 1973, lãnh đạo Đài Loan thành lập Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), tổ chức chuyên khuyến khích phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử. Vừa phát minh ra những sản phẩm công nghệ cao cho doanh nghiệp Đài Loan mà vừa trở thành nơi cung cấp các công trình nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng, thu về ngoại tệ cho quốc gia.

    Đến năm 1978, Nhóm tư vấn công nghệ và khoa học cho chính quyền (STAG) được thành lập để tư vấn cho lãnh đạo cao cấp về chiến lược phát triển ngành điện tử. STAG đã vận động để lập ra công viên công nghệ Hsinchu vào năm 1980 (Công Viên Công Nghệ Tân Trúc), mà khi chúng tôi đến đây Bố Long có chia sẻ, có nhiều chuyên gia nói. Nếu không có công viên Hsinchu thì không có Đài Loan ngày nay.

    2.Chiến lược kinh tế tập trung: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ- lấy ngành điện tử công nghệ cao làm mủi nhọn.
    Khác với chiến lược theo kiểu phát triển trở thành tập đoàn đa ngành như Mỹ, Nhật Bản hay một số nước, Đài Loan chọn chiến lược tập trung phát triển thế mạnh của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ SME và thành quả họ tạo ra những công ty có doanh thu tầm cỡ thế giới, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng.
    Đơn cữ như TSMC,với mô hình kinh doanh tập trung, khai thác thế mạnh mũi nhọn là doanh nghiệp sản xuất chip theo thiết kế của khách hàng đầu tiên trên thế giới, do một nhà sáng lập từng là CEO của một cty sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ, với sự ủng hộ tuyệt vời của chính phủ.. TSMC phát triển một cách nhanh chóng bằng con đường khác biệt so với các công ty cùng ngành, đơn giản tinh tế, sâu sắc và hiệu quả. Họ biến đối thủ lớn là các tập đoàn đa quốc gia thành đối tác, khách hàng, nhanh chóng khẳng mình là số 1 trong không gian ưu thế ấy. Sự thành công của TMSMC tạo nền tảng vững chắc cho các thương hiệu công nghệ khác.cũng như mang lại thành công cho kinh tế Đài Loan.

    Đất nước Đài Loan sau hơn vài thập kỷ theo tôi là đã thành công như mong đợi. Họ có một đất nước hiện đại, văn minh, cuộc sống người dân ngang tầm với những quốc gia tiên tiến, mà theo tôi đó là ao ước của nhiều quốc gia khác. Với một góc nhìn nhỏ hơn nếu xem doanh nghiệp là một đất nước thu nhỏ, thì đây rõ ràng là một bài học về chiến lược hết sức sâu sắc. Với tôi chiến lược con người là nền tảng của mọi thứ và sau chuyến đi này…tôi đã có chiến lược cho chính doanh nghiệp mình.

    Bài Viết từ trải nghiệm của Văn Cua – CEO Cua Ngon Hương vị Đất Mũi
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...