Hẳn không ít doanh nghiệp chật vật trong việc tuyển dụng trong bối cảnh vừa cạnh tranh kinh doanh lẫn cạnh tranh thu hút nhân tài như thời điểm hiện nay. Đặc biệt doanh nghiệp startup và SME còn khổ hơn nữa vì môi trường làm việc không hoành tráng, lương không cao ngút ngàn, sếp không đập chai (chẳng hạn... hihi...) Chỉ cần nhìn vào các trang web đăng tin tuyển dụng, hàng ngày có hàng trăm việc được đăng lên, FB cũng ngập tràn lời kêu gọi tuyển dụng nhưng phải vất vả lắm doanh nghiệp mới tuyển được người phù hợp. Phía doanh nghiệp có những nổi khổ như vầy: 1. Nhận được 10 CV, chỉ chọn được 5 CV gọi phỏng vấn. 2. Đặt lịch phỏng vấn 5 bạn thì chỉ có 2 bạn đến như đã confirm 3. Trong 2 bạn đã phỏng vấn hên thì chọn được cả 2, xui thì không chọn được ai cả. Cho là chọn được 1 và bắt đầu deal lương. 4. Deal lương thành công thì ứng viên nhận việc. Ngược lại... coi như công cốc và quay lại bước 1. 5. Deal lương thành công rồi, gửi thư mới nhận việc nhưng tới chỗ này vẫn còn chưa chắc. Đến ngày đi làm có khi không thấy ứng viên đâu cả vì nhiều lí do (nhận được offer khác ngon hơn, suy nghĩ lại môi trường làm việc không ưng ý, thấy sếp hỏng dễ sai bảo... hihi) 6. Nếu ứng viên đi làm như đã hẹn hãy chờ thêm 2 tháng vì cũng còn nhiều biến đổi trong 2 tháng thử việc ấy. Như là: không hợp với sếp, không hợp với đồng nghiệp, việc nhiều quá làm mệt, việc ít quá làm chán, việc không tương xứng khả năng... 7. Nếu ứng viên qua thử việc và ký hợp đồng chính thức. Chúc mừng bạn đã tuyển được nhân viên! Doanh nghiệp tuyển người nhiêu khê vậy đó nhưng ngoài kia 138.800 thạc sỹ kỹ sư vẫn đang thất nghiệp tôi không rõ họ nằm trong nhóm nào. 1. Không tìm được công ty xứng tầm 2. Không được trả mức lương như mong muốn 3. Không chịu khó học hỏi khi đang là số 0 Với nguyên nhân 1, kể cả 1 giám đốc trong Techcombank dù từng du học nước ngoài, được tổng thống Mỹ vinh danh nhưng vẫn thất nghiệp sau khi về Việt Nam 1 thời gian dài vì đặt mục tiêu quá cao. Thì bạn, bạn đang tìm công ty xứng tầm với mình nhưng bạn có xứng tầm với công ty hay không? Nguyên nhân 2 là thực trạng chung và cao nhất. Hiện nay không hiểu các bạn được ai định giá và dựa vào đâu để định giá nhưng hầu hết các ứng viên tôi phỏng vấn qua đều đưa ra mức lương choáng ngợp. Tôi "choáng ngợp" vì cái thời của tôi, tôi phải đi làm trên 4 năm mới được trả lương tính theo nghìn đô. Bây giờ các bạn 2 năm kinh nghiệm non trẻ đã yêu cầu lương $ 1.000 - 1.200. Rất khó để tìm được 1 ứng viên định giá đúng giá trị bản thân mình. Nguyên nhân 3 phổ biến với các bạn mới ra trường hoặc dưới 1 năm kinh nghiệm. Startup hay SME thường tuyển số lượng lớn các ứng viên này vì nhắm vào tinh thần cầu tiến, nhiệt huyết tuổi trẻ của các bạn. Tuy vậy chúng tôi cũng rất khổ tâm khi mà các bạn chỉ mong muốn làm việc trong những công ty to lớn hoành tráng. Nhưng bạn có biết chính cty startup mới là nơi giúp bạn học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhất. Nếu bạn không tin hãy hỏi thử những bạn bè đã từng làm cty startup. Tuổi trẻ là cống hiến, là hết mình, là trải nghiệm những gì ngông cuồng nhất có thể, kể cả trong công việc. Thế hệ của chúng tôi là như thế! Tôi mong các bạn trẻ ngày nay cũng sống và làm việc hết mình như chúng tôi ngày trước nhưng có vẻ ít có được người như vậy. Nên chăng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐH và DN để đào tạo tư duy làm việc cho SV ngay khi còn trong ghế nhà trường. Mong rằng nhờ vậy chúng tôi không còn chật vật trong việc tuyển nhân viên.