Nam Phi đồng nghĩa với vàng, và nói chung, quốc gia này từng được coi là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay không phải như vậy nữa. Vốn là nơi chiếm giữ gần một phần ba sản lượng vàng trên thế giới và từng sản xuất 1.000 tấn vàng mỗi năm trong những năm 1970, Nam Phi giờ đây chỉ khai thác được khoảng 270 tấn/năm. Sự thật vàng là một phần không thể tách rời trong lịch sử nhân loại. Nó đã và đang được ưa chuộng trong nhiều thiên niên kỉ do khả năng sáng bóng, khả năng gia công và mức độ khan hiếm của nó. Trong một số xã hội, màu sắc của vàng gắn với những sức mạnh thần bí. Vấn đề lịch sử này đã giải thích cho tính chất thần bí của vàng trong toàn bộ lịch sử tồn tại của nhân loại. Có thể lấy ví dụ trong một thời gian cực dài trong cuốn Vàng là tài sản lưu trữ giá trị của Stephen Harmston ( Nghiên cứu của Hội đồng vàng thế giới số 22, tháng 11/1998) cho thấy : “Người ta nói rằng một ounce vàng mua được 350 ổ bánh mì trong thời đại của Nebuchadnezzar, Quốc vương của vương quốc Babylon, mất năm 562 trước công nguyên. Cũng một ounce vàng ấy vẫn có thể mua xấp xỉ 350 ổ bánh mì ngày nay. Nói cách khác, trong suốt 2.500 năm, vàng vẫn duy trì được sức mua của mình, ít nhất là về theo số ổ bánh mì, và có tỷ suất lợi nhuận thực tế bằng không”. Khi có ai hỏi tôi về đầu tư vào vàng thì thật sự tôi không gọi nó là một khoản đầu tư mà coi đó là một chiến thuật phòng thủ để bảo toàn lượng tài sản của mình hơn. Mà thực tế trong suốt lịch sử của đất nước Việt Nam thì “vàng là nơi trú ẩn” cũng là một cái gì đó đúng đắn. Quả thực, nhiều tháng sau thảm họa sóng thần ở Châu Á xảy ra vào tháng 12/2004, bang Tamil Nadu của Ấn Độ, một trong những khu vực đô thị hóa nhiều nhất, đã chứng kiến làn sóng mua trữ vàng khi những người sống sót dùng số tiền cứu trợ của mình để mua vàng làm tài sản tiết kiệm cho tới khi nó có thể được sử dụng phục vụ trong công việc cần thiết. Về phân tích vào giá vàng, nhìn vào bảng ta có thể 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới đứng đầu là Mỹ. Với vị thế là quốc gia dự trữ vàng số 1 thế giới, Mỹ thậm chí tuyên bố rằng họ có trong tay số vàng nhiều hơn so với 3 quốc gia hàng đầu cộng lại. Mỹ cũng là quốc gia có chỉ số phân bổ vàng cao nhất, đến từ tỷ lệ phần trăm của dự trữ ngoại hối, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Tajikistan. Sau đó lần lượt là Đức, IMF, Italia,.. đặc biệt ở đây là Trung Quốc tuy đứng thứ 7 về dự trữ vàng nhưng hiện nay lại đứng hàng đầu về dự trữ ngoại hối, vậy nên nếu Trung Quốc mà tung tiền vào mua vàng thì đây cũng sẽ là một sức ép lên thị trường vàng trong tương lai. Về chiến thuật phân bổ tiền vào vàng, tôi cũng có một chiến thuật đó là phân bổ tiền đều vào 3 kênh : + Vàng : 33% + Ngoại hối : 33% + Tiền gửi ngân hàng : 33% Đây chính là quy tắc đầu tư vào vàng vượt qua giá trị về thời gian, ví dụ khi thị trường vàng đi lên, tiền gửi ngân hàng và ngoại hối đi xuống, chúng ta có thể bán bớt vàng để bù đắp cho hai kênh kia và luôn đảm bảo duy trì được tỉ lệ này trong suốt nhiều năm thì chúng ta sẽ luôn bảo toàn được lượng tài sản của mình và phát triển nó qua các năm. Về giá vàng, chúng ta có thể nhìn nhận và đoán giá của nó trong thời gian dài còn thời điểm nó diễn ra chính xác thì rất khó xác định, như là cách đây vài năm khi giá dầu tăng mà giá vàng vẫn giữ nguyên thì tôi cho đó là một điều bất thường, và đúng là như vậy vì vài năm sau, giá vàng đã chạy theo và tăng trong vài năm sau đó. Nên nhìn lại, để nhắc lại một lần nữa, vàng là một kênh phòng thủ tài sản vô cùng hiệu quả chứ không hẳn là một kênh đầu tư. Và trong thời kỳ mà lạm phát đang tăng dần như hiện nay thì việc đầu tư vào vàng là một lựa chọn đúng đắn. Tuấn Kiệt 04/12/2017