Lưu lượng máu não phụ thuộc vào mức chuyển hóa của mô não. Trong đó các yếu tố quan trọng là nồng độ CO2, hydro, oxy. Ngoài ra, lưu lượng máu não còn chịu sự điều hòa của các yếu tố thần kinh và một số yếu tố khác. 1, Vai trò của nồng độ khí CO2 hay ion hydro ? Bình thường phân áp CO2 ở máu não xấp xỉ 40mmHg, khi nồng độ khí CO2 tăng lên trong máu não, các mạch não sẽ giãn ra, làm tăng lưu lượng máu não. Cơ chế của hiện tượng tăng nồng độ khí CO2 gây giãn mạch não là: khi nồng độ khí CO2 tăng lên trong mô não, nó kết hợp với H2O để tạo thành acid H2CO3 nhờ enzyme xúc tác là carbonic anhydrase (CA) CO2 + H2O CA H2CO3 H2CO3 H+ + H2CO3- Chính ion hydro này gây giãn mạch não. Mức độ giãn mạch não tỉ lệ thuận với nồng độ hydro ở não. Ngoài ra bất cứ chất nào làm tăng độ acid của mô não đều gây giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu não, ví dụ acid lactic, acid pyruvic, là những acid được hình thành trong quá trình chuyển hóa ở não. 2, Vai trò của nồng độ khí O2? Khi nồng độ oxy trong máu não giảm, các mạch não giãn ra, làm tăng lưu lượng máu lên não. Cơ chế của hiện tượng giãn mạch não do giảm nồng độ oxy là: Khi nồng độ oxy giảm trong máu não thì cũng giảm trong mô não, kích thích mô não giải phóng các chất gây giãn mạch. Chất gây giãn mạch mạnh nhất là adenosine, ngoài ra còn có các chất khác là ion hydro, ion kali, CO2, bradykinin, prostaglandin. Khi nồng độ oxy giảm trong máu não làm tế bào thành mạch bị thiếu oxy, do đó thiếu năng lượng, nên trương lực thành mạch giảm, mạch giãn ra. Tài liệu tham khảo: Sinh lý học ĐH Y Hà Nội.