VÀI NÉT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1980 -2020 & NHỮNG BƯỚC NGOẶT CẦN LƯU Ý ĐẶC BIỆT

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 13/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Trong phần 3 này tôi sẽ phân tích & đặc biệt nhấn mạnh thời kỳ có tính bước ngoặt trong quá trình phát triển qua đó chúng ta dành sự chú ý đặc biệt cho những thay đổi & biểu hiện của doanh nghiệp qua lăng kính của thị trường.

    Trong biểu đồ minh họa Hình 1, tôi đề cập đến sự phát triển, tồn tại & có thể giải thể một doanh nghiệp
    TP : là các bước ngoặt (turning point)
    Trục Tung : thể hiện quy mô của doanh nghiệp ( Vốn, doanh số, nhân lực…)
    Trục Hoành : thể hiện các giai đoạn của doanh nghiệp

    GIAI ĐOẠN TP1-TP2:

    TP1 : là thời điểm khởi nghiệp của mỗi doanh nghiệp.

    Trừ trường hợp những doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại thì nhìn chung doanh nghiệp sẽ phát triển tích cực trong giai đoạn đầu. Ta có thể gọi đó là giai đoạn “ Honey moon time “. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 5 năm tùy theo mô hình kinh doanh hay ngành nghề. Tỷ lệ phát triển thường phổ biến từ 30% - 50% - 100% mỗi năm. Cá biệt có những doanh nghiệp phát triển nóng hơn lên đến 200% -300% & hơn thế nữa. Việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tối ưu dựa trên cơ hội & nguồn lực cũng là một thách thức quản trị chiến lược cần can thiệp tích cực.

    Kinh nghiệm cho thấy rằng việc khởi nghiệp, dựng nghiệp luôn gian khó nên thành công nhanh luôn làm chúng ta bị “ru ngủ” & có xu hướng doanh nghiệp thường cứ để nó phát triển tự do tự nhiên mà ít có sự can thiệp của quản trị chiến lược phát triển một cách tỉnh táo. Trong một số trường hợp doanh chủ càng muốn nó phát triển mạnh hơn bằng một loạt các động thái, mở rộng vội vã thiếu nguyên tắc & nghèo nàn quy trình chuẩn. Động thái phát triển nóng lại thường thiếu số liệu điều tra, dự báo có nguồn tin cậy. Kết quả là doanh nghiệp “chạm trần” rất nhanh để bước sang một thời kỳ không thích thú cho lắm đó là bão hòa & già hóa.

    Một nguyên nhân có tính phổ biến là đa số doanh chủ thành lập doanh nghiệp trong thập niên 1990s, 2000s đều có chung điểm xuất phát là thương mại truyền thống "mua rẻ bán đắt" nên chúng ta thường gọi ( Dividend’s & Margin’s Decade )

    GIAI ĐOẠN TP2 – TP3:

    Bắt đầu từ thời điểm TP2, doanh nghiệp nhận thấy việc đặt ra & để đạt được tỷ lệ phát triển trung bình như giai đoạn TP1-TP2 là cực kỳ khó khăn thậm chí là không thể.

    Động lực & động cơ tăng trưởng thời kỳ này chủ yếu là cải tiến, hoàn thiện nên tỷ lệ tăng nếu có chỉ đạt khoảng 10% đến 30% trong nhiều trường hợp là không tăng hoặc tăng trưởng âm.

    Thời này không khó nhận ra nhưng cũng không dễ khắc phục sớm vì đa số doanh chủ & doanh nghiệp có độ trễ, độ ỳ cảm tính bản năng sau một thời gian rất thành công & tăng trưởng tốt nên đã có thói quen khó thay đổi. Đó là tư duy cải cách & thay đổi.

    Để thay đổi tư duy có tính thói quen này thường doanh chủ & doanh nghiệp cần nhận thức được hai điều :
    - Thay đổi & tái cấu trúc là nguyên tắc bất biến trong quá trình phát triển.

    - Nếu bạn không nhận thức trước được điều đó thì trải nghiệm đau đớn sẽ giúp bạn hiểu được điều này. Đó là quá trình lột xác hay thay đổi tư duy kinh doanh mạnh mẽ.

    Và một trong những nhận thức tích cực trong giai đoạn này đó là doanh nghiệp không chỉ là tổ chức kinh doanh "mua rẻ bán đắt" thông thường mà nó là một tổ chức kinh doanh có tính xã hội hóa cao. Doanh nghiệp phải được xây dựng bằng tầm nhìn dài hạn, có sứ mệnh, có các giá trị cốt lõi cùng các triết lý tích cực & văn minh. Bên cạnh các vấn đề quản trị chiến lược cốt lõi này thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn xuyên suốt quá trình quản lý & điều hành doanh nghiệp qua các quy định, quy chế & quy trình. Và giờ đây tính cạnh tranh trong thị trường lao động đã làm nổi bật sự quan tâm của người lao động đến môi trường & văn hóa doanh nghiệp. Và các khái niệm truyền thông nội bộ, phát triển nguồn nhân lực qua các chương trình đạo tạo từ 3 đến 5 cấp, con đường công danh ( career roadmap & building) trách nhiệm xã hội (CSR), văn hóa công ty…được du nhập, áp dụng & phát triển rất nhanh tại Việt nam.

    Đáng tiếc là đại đa số doanh chủ & doanh nghiệp chỉ hiểu được nguyên tắc này sau khi đã trả giá. Và giá đắt thế nào phụ thuộc vào năng lực nhận thức, phương thức cải cách mà nhận ra & áp dụng. Tuy nhiên đây cũng là học phí cần có cho mỗi doanh chủ & doanh nghiệp cần có để chuẩn bị cho các thách thức ngày càng lớn & khắc nghiệt hơn khi doanh nghiệp ở giai đoạn TP sau. .Chúng ta thấy đây là thời kỳ các doanh chủ & doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến xây dựng giá trị & chia sẻ gía trị ( Values & value shared) như là định hướng chiến lược sống còn.

    TP3 : được gọi là thời điểm tái cấu trúc lần 1

    Giai đoạn gần tới TP3 thường gắn liền với chu kỳ khủng hoảng của thị trường & TP3 thường là thời điểm đáy của khủng hoảng ( Bottom ). Thời điểm này giúp các doanh chủ & doanh nghiệp đi đến quyết sách táo bạo & mạnh mẽ : “ Thay đổi hay là hết & chết”

    GIAI ĐOẠN TP3 –TP4:

    - Xu hướng thứ nhất : cải cách bằng tái cấu trúc thành công để phát triển lên tầm cao hơn
    - Xu hướng thứ hai : không hoặc rất khó cải cách và kết quả là phát triển âm và một gian sau thì đóng cửa hay phá sản.
    - Xu hướng thứ ba : khủng hoảng nội bộ xảy ra & doanh nghiệp gần như bị sụp đổ
    Đến các thời điểm TP4, TP5 hay TP6, xu hướng & quy luật phát triển này có tính lặp lại nhưng ở quy mô & động thái phát triển cao hơn của hình xoáy chôn ốc.
    TP3 được gọi là thời điểm tái cấu trúc lần thứ nhất & tái khởi nghiệp lần thứ hai
    TP5 được gọi là tái cấu trúc lần thứ hai & tái khởi nghiệp lần thứ ba
    Và bài học lớn nhất cho các doanh nghiệp lại chính là “ Do Right Thing Right” hình 2
    Khi doanh chủ & doanh nghiệp thiết lập được chiến lược đúng ( Do right thing first ) thì ngay cả việc thực thi chiến thuật hay điều hành không giỏi thì doanh nghiệp của bạn vẫn có thể tồn tại & sống sót đặc biệt có thể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Trong giai đoạn này các khái niệm quản trị chiến lược bùng nổ như các format & module của BCG, Mc Kinsey (7S), BSC, OGSM…cùng các Guru danh tiếng như Peter Drucker (Quản trị doanh nghiệp ), Micheal Porter ( 5F) Philip Kotler ( Marketing),Stephen R Covey (7H)…,
    Tất cả ồ ạt du nhập vào Việt nam nhằm giảm cơn khát lâu ngày của doanh nghiệp Việt.
    Khi doanh chủ & doanh nghiệp chưa hoặc thiết lập chiến lược dài hạn không thích hợp (có thể nói là sai) hoặc quá ngắn hạn thì dù có chiến thuật tốt thì chết và hết ( game over ) vẫn xảy ra. Rất có thể nó càng nhanh khi bạn càng giỏi chiến thuật.

    Tôi lấy ví dụ nhé :

    - Bạn có thể chạy rất nhanh về phía trước nhưng bạn không biết phia trước là vực thẳm đang chờ bạn & kết quả là bạn sẽ gặp tại họa “ Die fast”

    - Khi bạn không dự báo được thị trường khi đầu tư sản xuất một sản phẩm nào đó dù bạn có năng suất & sản lượng rất cao đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ khủng hoảng về tồn đọng “ Bad long term inventory” dòng tiền mất cân đối và cái gì sẽ xảy ra sẽ xảy ra…

    Qua phân tích cũng như trải nghiệm trên chúng ta có thể thấy khái niệm & phân tích lịch sử kinh doanh sâu sắc giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về quy luật phát triển cũng như xu hướng của xã hội, kinh tế & thị trường để thiết lập được tầm nhìn & chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp mình phát triển tích cực & bền vững như mong muốn.

    Và phải chăng những câu nói nói tiếng của các doanh nhân, danh nhân chính là sự cô đọng nhất về lịch sử của trải nghiệm & quy luật trong xã hội, cuộc đời, sự nghiệp mà họ đã đi qua:
    ‘”Cho bạn một con cá bạn sẽ sống được một ngày
    Cho bạn chiếc cần câu bạn sẽ sống được một tháng
    Cho bạn cách câu cá cho bạn sống một năm
    Cho bạn phương pháp nuôi trồng, bạn sẽ phát triển đàn cá & bạn sẽ cung cấp đủ cá cho cả xã hội”

    Và con đường & xu thể chỉ có thể hợp lý nhất sẽ là:
    “ Global thinking & Vietnamised action”

    Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc & thành đạt !
    Thân mến !
    Tô Chính Nghĩa (Tony)

    Link bài viết: VÀI NÉT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1980 -2020 & NHỮNG BƯỚC NGOẶT CẦN LƯU Ý ĐẶC BIỆT
     
    Last edited by a moderator: 18/5/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người