Vắc xin là gì? Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ?

Thảo luận trong 'Bệnh Viện, Phòng Khám, Công Ty Dược Phẩm' bắt đầu bởi Phong_TWV, 14/9/18.

  1. Phong_TWV

    Phong_TWV New Member

    Từ lâu chúng ta đã quen với việc cập nhật lịch tiêm chủng cho con em chúng ta mỏi năm và đối với những trẻ đến tuổi để tiêm vắc xin chúng ta bậc cha mẹ luôn lựa chọn một nơi an toàn uy tính và chất lượng vắc xin tốt để tiêm cho con em mình.
    [​IMG]


    Vậy vắc xin là gì? Vì sao phải cần tiêm cho trẻ lúc đến độ tuổi nhất định. Hãy cùng Phòng tiêm vắc xin Toàn Cầu tìm hiểu.
    Từ xưa đã không có vắc xin và những căn bệnh mà đối với chúng ta bây giờ là bình thường thì họ xem là bệnh nan y và không có cách phòng ngừa. Vì thế vắc xin được phát minh là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùngvaccine để điều trị một số bệnh (vaccine liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vaccine (theo phiên âm tiếng Việt là Vắc xin) xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccine không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

    Cơ chế hoạt động của vắc xin
    [​IMG]

    Hệ miễn dịch nhận diện vaccine là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

    Cho đến hiện tại có 3 loại vắc xin kinh điển

    • Vaccine bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví dụ: các vaccine chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vaccine loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
    • Vaccine sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vaccine điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vaccine được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vaccine ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
    • Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Ví dụ: các vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu.
    Vaccine sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một dòng lân cận được gọi là BCG
    Hạn chế về hiệu quả
    Một số vaccine rất có hiệu quả, không kể vaccine đậu mùa nổi tiếng, ví dụ vaccine ngừa bệnh uốn ván, sởi,.... Một số vaccine khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vaccine thích hợp (AIDS, sốt rét,....). Do vậy, vaccine chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó với bệnh tật.
    [​IMG]

    Hiệu quả của vaccine cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động vật không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng loài. Trên lý thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm người, một nhóm được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm để xem kết quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì trái đạo đức. Do đó, người ta biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được chủng và không được chủng như trên nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn chế của phương pháp này là nếu một vaccine tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần chúng sẽ bị thiệt thòi do không được bảo vệ.

    Bởi vậy, khi một vaccine được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho mọi người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một bệnh có chiều hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vaccine, ví dụ tần suất bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ sinh, cách ly nguồn lây cũng rất đáng kể. (Để hiểu rõ hơn cách đánh giá hiệu quả, xem thêm bài khoa học thống kê.)

    Tính kém hiệu quả của vaccine có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn dịch không thích hợp) hoặc về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).

    Nguyên nhân gây kém hiệu quả về lượng:
    Các "lỗ hổng" trong kho tàng miễn dịch: trên lý thuyết, các tế bào lympho B có thể tạo ra hơn 1012 loại kháng thể đặc hiệu [1], còn lympho T có thể nhận diện trên 1015 kháng nguyên khác nhau, những con số này tuy rất lớn nhưng không phải là vô hạn, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ.
    Hiệu quả của vaccine còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được tái kích thích.
    Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu cho cơ chế này là HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại dịch cúm gia cầm hiện nay.

    Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:

    Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vaccine, người ta thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vaccine quá tinh khiết lại trở nên kém hiệu quả. Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được một tín hiệu báo nguy, tín hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng làm vaccine. Để khắc phục, người ta dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm vaccine. Ví dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít, nhôm phosphate hoặc trộn lẫn các văc-xin với nhau.

    Loại phản ứng miễn dịch và hiện tượng chuyển hướng miễn dịch: đối với các tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể là thích hợp (loại đáp ứng này được sự hỗ trợ của các tế bào lympho Th1). Ngược lại, đáp ứng miễn dịch tế bào (cần sự hỗ trợ của lympho Th2) lại hữu hiệu cho các tác nhân gây bệnh nội bào. Do đó, nếu vaccine gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không đúng loại đáp ứng nên có, hiệu quả cũng không được bảo đảm. Th1 và Th2 có xu hướng khắc chế lẫn nhau. vaccine kinh điển có xu hướng tạo đáp ứng Th1. Do đó đối với những bệnh do tác nhân nội bào như nhiễm leishmania, miễn dịch đặc hiệu sau lành bệnh lại tốt hơn vaccine, vì vaccine lại gây hiệu quả ngược, kiềm hãm phản ứng bảo vệ.

    Phòng tiêm vắc xin Toàn Cầu tại Bình Tân luôn có sẳn vắc xin và không bao giờ thiếu hụt vắc xin như một số địa chỉ tiêm vắc xin khác. Cam kết hàng chất lượng đảm bảo xuất xứ nguồn gốc gõ ràng.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người