TƯ DUY PHẢN BIỆN – LIỀU THUỐC CHỐNG DỤ HIỆU QUẢ NHẤT

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Dối Trá, 12/9/17.

  1. Dối Trá

    Dối Trá Member

    Mình vừa kết thúc khóa học MMI xong và xin chia sẻ với các bạn một vài quan điểm cá nhân của mình về khóa học này. Bài viết này không phải để khen chê hay phân định tốt xấu mà chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm một góc nhìn, một quan điểm để các bạn có thể tham khảo khi phân vân có nên bỏ tiền đi học những khóa học làm giàu hay không.
    Mình phải công nhận một điều rằng, kỹ năng bán hàng của các speaker trong những khóa học kiểu này không chê vào đâu được, và dĩ nhiên họ đã mang lại những giá trị nhất định cho người học, và cũng dĩ nhiên, các khóa học họ giới thiệu toàn tính bằng ngàn USD trở lên. Đối với những người phù hợp, thì đó là bán hàng hiệu quả, còn đối với những người không phù hợp, thì mình cho đó là “dụ” hiệu quả. Thời buổi ngày nay, người có tâm thì bán hàng bằng cách giúp đỡ người khác, bằng cách trao đi giá trị. Ngược lại, người không có tâm sẽ dùng lợi thế bán hàng của mình để cố gắng bán càng nhiều càng tốt, bất kể người mua có thực sự là đối tượng phù hợp hay không.
    Vậy liều thuốc chống dụ hiệu quả nhất ở đây là gì? Là “Tư duy phản biện” (Critical Thinking). Hiểu nôm na là khi thảo luận hay lắng nghe một vấn đề gì ta đều phải xem xét tính logic, tính hợp lý của vấn đề, tránh bị các kiểu ngụy biện, các thủ thuật thuyết trình làm lu mờ ý chí.
    Mình sẽ làm rõ bằng các ví dụ nhé. Chiêu thức mà các diễn giả hay dùng nhất là lấy một ví dụ về một sự vật hay hiện tượng nào đó, rồi rút ra một chân lý. Bạn có nhớ hồi học phần Mệnh đề trong môn Toán cấp 3, muốn một mệnh đề (chân lý) là đúng, thì nó phải đúng với toàn bộ trường hợp của tập điều kiện của nó.
    Lúc ôn bài đến đoạn có hình như hình 2 mình đính kèm, chị partner nói khúc đó có nghĩa là ai cũng phải trải qua quá trình đi lòng vòng, vượt khó khăn, vượt vấp ngã rồi mới tìm thấy con đường đi đến thành công. Mình thì không biết thông dịch viên nói gì nhưng cái mình nghe được từ diễn giả là, vì trước đây tôi không được biết kiến thức này nên tôi phải vấp ngã, phải đi lòng vòng, từ lúc học khóa này xong tôi tìm thấy con đường đi thẳng đến thành công, bạn không cần thiết phải mất nhiều thời gian và công sức để vấp ngã như tôi rồi mới thành công. Mình nói ra thì chị ấy vẫn khẳng định chị ấy đúng. Mình không khẳng định là mình đúng nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ thấy cái kiểu “nói sao cũng đúng” khi lấy 1 ví dụ cụ thể (cuộc đời của diễn giả) để khái quát lên thành chân lý.
    Rồi lúc sau khi giới thiệu 1 khóa học, diễn giả lại đọc “lời cảm ơn” từ các học viên cũ, ông đưa ra 1 tờ thư viết tay và khoe với mọi người, cả hội trường ồ lên vang dội. Ủa, làm sao biết được cái thư đó là của học viên đã học rồi viết cảm ơn, ổng tự viết rồi tự đọc cũng được mà, ai là người kiểm tra chữ ký và xác nhận danh tính của người viết bức thư đó? Ở đây mình chỉ đặt câu hỏi để xem xét vấn đề chứ không phán xét hay khẳng định nhé.
    Rồi có đoạn diễn giả nói “Có nhiều bạn hỏi tôi là nên đăng ký học luôn tất cả các khóa hay học từ từ từng khóa 1? Các bạn hãy hình dung việc học cũng như leo núi”. Anh ta vẽ ra 2 đường như trong hình 2 mình đính kèm. Anh ta nói là nếu học từ từ thì y như bạn vừa leo được 1 khúc lại bị tụt xuống do mất lửa, rồi học thì lại lên rồi lại tụt tiếp do mất lửa tiếp, cứ như thế thì học mãi cả đời cũng không lên tới đỉnh núi. Còn nếu học liên tục thì ngay sau khi leo được 1 đoạn bạn chỉ nghỉ ngơi 1 chút rồi leo tiếp, cứ như vậy bạn sẽ đến đỉnh nhanh. Từ đó suy ra, nên đăng ký học tất cả các khóa. Tư duy phản biện của mình lên tiếng ngay: Ủa sao anh không lấy ví dụ giống như nướng bánh mì, phải nhào bột cho kỹ rồi để bột nghỉ ngơi qua quá trình ủ rồi mới bỏ lò, bỏ lò xong phải để bánh từ từ nguội dần trong lò 1 chút mới lấy ra chứ không nên lấy ào ra ngay, lấy ra rồi phải chờ nguội (hay ít ra là hơi nóng thôi) rồi mới ăn chứ ăn ngay coi chừng gãy răng vì nóng. Với mỗi người, ở những trình độ khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ cần những khoảng thời gian để hấp thụ kiến thức khác nhau chứ.
    Rồi khi gần kết thúc chương trình, có một vài doanh nhân thành đạt của Việt Nam lên sân khấu để phát biểu cảm nghĩ về chương trình, mình nhớ không lầm là 1 người tự động lên trong quá trình học và nói rằng đã học khóa này 10 năm trước, và 3 người là chính thức được mời lên sân khấu vào lúc gần kết thúc chương trình. Có thể sự thành công của 4 người này hoàn toàn là thật, vậy còn những học viên còn lại thì sao? Cũng tương tự như việc nói rằng Bill Gates, Steve Jobs, Richard Brandson, Warren Buffet đều không có bằng đại học nên ta cũng phải bỏ học đại học để sớm trở thành triệu phú đô la. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng những người không có bằng đại học còn lại sống cuộc đời như thế nào không?
    Trong suốt khóa học, diễn giả dùng các kỹ năng tuyệt vời của mình để kích động đến cảm xúc tột cùng, thôi thúc mọi người phải hành động ngay để thay đổi, phải vượt qua nỗi sợ hãi, đại ý là không có tiền cũng không sao đâu, cứ đăng ký học đi, vũ trụ sẽ giúp bạn nếu bạn quyết tâm. Ờ mình cũng biết vũ trụ sẽ giúp, mà mình nghĩ vũ trụ cũng cần thời gian để phản hồi, chứ cái chuyện 140 triệu rớt cái bụp trên trời xuống là không tưởng rồi đó. Nhưng mà mình cũng thử hình dung xem nếu mình đăng ký thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Hình dung xong thì mình xách ba lô lên và ra về. Thế đấy, nỗi sợ đã chế ngự được mình trong tình huống này [​IMG]:D.
    Một lần nữa, những gì mình thấy đúng với mình chưa chắc là đúng với bạn nhé. Tư duy phản biện là một kỹ năng tốt cần được rèn luyện, và biết đâu nó sẽ là cứu tinh của bạn đấy.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người