TƯ DUY LÃNH ĐẠO - MÂU THUẪN CÁ NHÂN

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Y Dược, 14/7/17.

  1. Y Dược

    Y Dược Member

    Đêm nằm, vừa ho khù khụ, vừa đọc sử. Tự hỏi vì sao mà đời lại có những vĩ nhân? Đọc đến đoạn Trần Hưng Đạo tắm cho Trần Quang Khải để giải hiềm khích mà thở dài.

    Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải vốn có thù lớn lắm. Thù cỡ ấy phải truyền đời truyền kiếp.

    Về việc nhà, cha của Quang Khải dùng quyền lực cướp mẹ của Hưng Đạo làm vợ. Vốn hai người cha của họ cưới hai công chúa cuối cùng của triều Lý làm vợ. Nhưng sau Lý Chiêu Hoàng không con, lo sợ hoàng quyền bị ảnh hưởng nên Trần Cảnh cướp vợ của anh (đã có thai 3 tháng).

    Thù đó lớn không?

    [​IMG]

    Chuyện đó lại càng lớn khi quyền lực mà dòng của Quang Khải có được (làm vua) lại "không bình thường". Chi của Hưng Đạo mới là chi trưởng, còn chi của Quang Khải là chi thứ. Chi trưởng trong các gia tộc cổ thì quyền lực kinh khủng lắm, nhưng với những câu chuyện lịch sử thời ấy, chi thứ lại nắm quyền nước đè quyền nhà.

    Lớn lên hai người lại cũng đụng chạm cá nhân rất nhiều. Uất lắm.

    Quang Khải là hoàng tử nên 20 tuổi đã được quyền nghiêng nước. Trong khi Quốc Tuấn vất vả đánh quân Nguyên (1258) lập bao chiến công rồi lại phải về vườn cuốc đất.

    Có mấy lần vua định thăng chức cho Quốc Tuấn, Quang Khải lúc đó là tể tướng, ngăn cản nên Quốc Tuấn mất lộc.

    Phong cách làm việc của hai người cũng khác nhau. Dù hai người đều là văn võ song toàn, nhưng Hưng Đạo quyết liệt, mạnh mẽ, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, trong khi Quang Khải lại khéo léo, cố gắng để vấn đề không hay chậm bùng nổ hơn.

    Thế nhưng, dù khác biệt, đối nghịch và thậm chí là căm thù nhau, nhưng lịch sử đều ghi nhận cả hai người.

    Không nhất thiết kẻ thù của một anh hùng phải là kẻ xấu. Họ đều cùng là những anh hùng.

    Nhưng trước khi (và mấu chốt để) là anh hùng, họ phải là những người đủ LỚN.

    Và trong câu chuyện này, cả hai nhân vật chính đương nhiên cùng là người lớn.

    Hưng Đạo mời Quang Khải đến dự tiệc. Quang Khải không những đến, mà còn ở lại hết nguyên ngày. Hưng Đạo còn bố trí để tự tay tắm thơm cho Quang Khải. Công khai để cho phe phái hai phía hiểu được quyết tâm đoàn kết.

    Và một phần nhờ vậy mà Đại Việt đoàn kết, đánh thắng quân Nguyên Mông thêm hai lần nữa (1285-1287).

    Bài học từ câu chuyện này là gì:
    1. Phải có mục tiêu Chung, không-tầm-thường, đủ lớn. Mục tiêu bé tủn mủn quá thì không giúp người ta lớn thêm.
    2. Mâu thuẫn là chuyện của Quá khứ, trong khi mục tiêu là chuyện của Tương lai. Chỉ có những kẻ tầm thường mới để Quá khứ cản trở Tương lai.
    3. Lợi dụng hay khơi gợi mâu thuẫn có thể giúp cá nhân vượt trội trở thành thủ lãnh một phía. Nhưng muốn thành anh hùng của tất cả, người ta cần phải biết hạ mình, dẹp thù riêng.
    4. Mỗi người có thể cùng lúc có nhiều vai trò. Cần phải biết mọi người đang kỳ vọng mình ở vai trò nào. Và đừng để những ràng buộc, hạn chế hay mâu thuẫn ở những vai trò kia hạn chế mình. Người xưa có câu "thân bất do kỷ" là vì vậy.
    5. Kẻ thù lớn nhất của mỗi người không nằm ở bên ngoài, mà nằm ở bên trong: cái tôi.
    6. Truyền thông là cực kỳ quan trọng. Tâm mình mở mà không biết cách truyền thông thì thậm chí còn tệ hơn nữa.
     

    Các file đính kèm:

    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...