TƯ DUY LÀM THUÊ VÀ TƯ DUY LÀM CHỦ

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Kim Lý, 23/1/18.

  1. Kim Lý

    Kim Lý Member

    Muốn thành công hãy "Tư duy làm chủ ngay cả khi đang làm thuê".

    1. Khi làm thuê:

    Nói thiệt hồi xưa đi làm nhân viên của Unilever, Fujifilm, Bảo Minh CMG mình cũng thuộc dạng năng động, hành động làm việc cũng có thành tích. Nhưng mình toàn chạy theo sự chỉ đạo của sếp, làm việc tròn vai, hết trách nhiệm sếp giao. Nhưng để chủ động tư duy nhìn ra việc để làm thì không có, lo mà làm hoàn thành chỉ tiêu sếp giao là đã ngất rồi.

    2. Khi làm chủ:

    Bây giờ làm doanh chủ, đi dâu nhìn công việc gì của ai mình cũng thấy có quá trời thứ để làm một cách chủ động, nhưng mà tại sao nhân viên của họ không chủ động nghĩ ra như vậy để làm à.

    Ví dụ: Bộ phận chăm sóc khách hàng của một công ty, nhân viên chẳng biết làm gì nhiều ngoài việc tiếp nhận than phiền khiếu nại rồi chuyển thông tin. Sao họ không xây dựng các tiêu chuẩn chăm sóc khách hàng, các hành động cụ thể như là hỏi thăm khách hàng sau vài ngày đã mua hàng rồi có hài lòng về cách phục vụ của nhân viên giao hàng không? Họ sử dụng có thành thạo không? Có cần hướng dẫn sử dụng gì không? Xây dựng những chương trình chăm sóc khách hàng, thông kê xem có bao nhiêu khách hàng thoả mãn, bao nhiêu khách hàng hài lòng, bao nhiêu khách hàng chưa thoả mãn...và có giải pháp cho từng đối tượng khách hàng, xây dựng tiêu chí cho từng cấp độ hài lòng của khách hàng.

    Thật ra việc chăm sóc khách hàng là một phần của hoạt động marketing, bán hàng nhằm làm cho khách hàng yên tâm, hài lòng để quay lại mua hàng lần sau khi họ có nhu cầu....Bộ phận chăm sóc khách hàng là xây dựng chiến lược định hướng có được hệ thống khách hàng trọn đời. Chi phí chăm sóc duy trì khách hàng thấp hơn chi phí tìm khách hàng mới.

    Và nhiều chức năng khác, nhiều công việc khác tôi cũng thấy vậy.

    Vậy mà khi tôi làm khảo sát phân tích nhu cầu đào tạo ở các công ty khách hàng của tôi, hầu hết nhân viên, các quản lý cấp trung của các công ty đều cho rằng họ không thấy họ yếu gì, không cần phải tham gia training kỹ năng bổ sung gì...

    3. Kết luận:

    1. Người ta làm lâu càng lâu sức ì càng lớn, biết quá sâu chuyên môn tác thuật hàng ngày thì không còn sáng tạo, cũng không có động lực để làm nhiều hơn.
    2. Người càng làm sâu chuyên môn mà thiếu kỹ năng mềm thì càng thiếu phương pháp làm việc mà chỉ tập trung chạy theo công việc giải quyết sự vụ.
    3. Ông chủ càng giỏi chuyên môn thì nhân viên càng ít sáng tạo và thiếu chủ động. Vì chạy theo đáp ứng cái công việc ông chủ giao thôi đã đuối.
    4. Nhân viên càng làm lâu càng bị bệnh tự phụ chỉ tư duy trong chiếc hộp mà không nhìn thấy xa ở phía trước và bên ngoài đang thay đổi từng ngày.

    Hồ Minh Chính
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người