Trận QUAN ĐỘ, QUẢN TRỊ thắng 1-0

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Học Làm SEO, 28/9/17.

  1. Trong tam quốc chí, giữa hàng anh hung thời đó thì không thể không nhắc đến Tào Tháo (xin gọi tắt là Tháo), Tháo là một trong những nhà quân sự chính trị lỗi lạc và ông đã để lại những bài học chính trị, quân sự mà đến nay còn mang tính thời sự. Trong những trận đánh nổi tiếng của Tháo, có một trận đánh không thể không nhắc đến đó là trận Quan Độ; đây chính là bước ngoặt cho sự nghiệp của Tháo để trở thành một quân vương mạnh nhất trong số các anh hung thời đó.

    “Trận Quan Độ là trận đánh diễn ra trong lịch sử Trung Quốc vào năm 200 tại Quan Độ thuộc bờ nam Hoàng Hà giữa Tào Tháo và Viên Thiệu là 2 thế lực quân sự mạnh nhất trong thời kì tiền Tam Quốc. Kết quả trận chiến là Tào Tháo đã tiêu diệt gần như hoàn toàn quân số của đối thủ lớn nhất Viên Thiệu, tiến tới đánh bại nốt các thế lực chống đối ở Trung Nguyên, tạo điều kiện xây dựng nên nhà Tào Ngụy đồng thời chấm dứt thời kì Tiền Tam Quốc” (Theo Wikipedia). Nói như thế thì chưa thấy được thực lực hai bên, ở thời điểm đó Thiệu binh hùng tướng mạnh lại có lương thảo được chuẩn bị đầy đủ, trong khi Tháo thì quân số ít ỏi lại lương thảo ít. Có lúc Tháo đã nghĩ đến việc lui binh nhưng nhờ có Tuấn Úc hiến kế nói Tháo quyết không lui binh, Tháo nghe theo và kiên quyết giữ đến cùng; mặt khác Thiệu tính lại đa nghi không tin người tài, dụng kẻ bất tài háo danh nên không nghe Hứa Du mà thất thủ tại căn cứ lương thực Ô Sào. Tháo đánh Ô Sào khiến Thiệu không kịp trở tay và tướng của Thiệu lại quá hèn nhát hàng Tháo vậy nên đại quân Thiệu đại bại trước Tháo là điều đương nhiên.

    Tôi không có mong muốn trở thành người phân tích lịch sử, tuy nhiên ở góc độ quản trị, tôi xin phép được chia sẻ vài điều hay từ góc nhìn của mình

    1. Một chiến lược hay thì hơn cả vạn quân; nếu so sánh lực lượng thì Tháo và Thiệu là quá chênh lệch nhau; chính vì sự chênh lệch này mà Thiệu tỏ ra kiêu binh xem thường; còn Tháo lại ra sức luyện quân tinh nhuệ và sử dụng các chiến thuật liên hoàn để phá Thiệu bằng cách lấy ít địch nhiều > Trong doanh nghiệp, không phải quân đông là thắng, mà quân tinh nhuệ cộng chiến lược hay sẽ mang lại thành tích.

    2. Cấp độ lãnh đạo: quân của Tháo thắng là nhờ không chỉ các tướng sĩ dũng mãnh mà bởi người tướng quân của họ là Tào Tháo quá giỏi và là một tấm gương cho đội quân, Tháo dẫn quân đi từng bước chắc chắn, đưa cả đội quân tiến lên chiến thắng bằng chiến lược nhạy bén, bản thân lại hiểu nhân tâm vậy nên lãnh đạo như thế hỏi sao có “xấu” một chút an hem vẫn theo và chiến đấu hết mình; Trái lại, Thiệu chỉ dùng uy quyền và ra lệnh và kiêu binh do vậy kết quả là nhãn tiền > Doanh nghiệp cũng vậy, người lãnh đạo xả thân và đặt mục tiêu doanh nghiệp lên hàng đầu và hết lòng vì anh em thì chẳng có lẽ nào anh em không hết lòng mà phò tá. Xét về lãnh đạo, Tháo hơn thiệu hẳn 1 cấp độ.

    3. Quân Tháo tuy ít hơn nhưng mức độ tinh nhuệ thì hơn hẳn quân Thiệu, hơn nữa Tháo lại biết nâng nhuệ khí anh em vậy nên dù có đông hơn nhưng xét về năng lực và tổng lực thì Thiệu chỉ hơn duy nhất một tiêu chí “số lượng” còn lại thua xa Tháo. Một đội quân tinh nhuệ và một chiến lược tuyệt vời thì há nào chẳng dành chiến thắng > Doanh nghiệp cũng vậy, không cần đông nhưng cần tinh nhuệ về tổng lực thì ắt hẳn hiệu quả hơn nhiều khi sử dụng người là bài toán mở rộng doanh thu bởi nhân sự yếu kém thì kéo theo không biết bao nhiêu là vấn đề và thực tế ra thương trường kết quả thường thấy quân yếu thường thua!

    4. Thiệu vì không biết đánh giá người hoặc đánh giá bằng cảm tính mà mất đi cả cơ đồ; sai lầm lớn nhất của Thiệu là sử dụng viên tướng nát rượu giữ kho lương thực trọng yếu thì thua là tất yếu có thể nhìn thấy như Hứa Du đã cảnh báo > Trong doanh nghiệp tài chính dùng người kém thì ắt thua lỗ là điều khó tránh khỏi.

    Còn nhiều điều nữa mà chúng ta có thể rút ra từ trận đánh này; dưới góc độ quản trị, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố sau

    1. Muốn quân tinh nhuệ phải liên tục học hỏi, không chỉ quân tướng mà người lãnh đạo cao nhất cũng phải học hỏi và liên tục hỏi cao nhân.

    2. Dùng người phải biết đánh giá đúng năng lực, tránh giao không đúng người đúng việc.

    3. Quân đông tướng mạnh nhưng chiến lược kém chắc chắn không đạt được mục tiêu

    4. Là lãnh đạo phải giỏi quản trị, đặc biệt càng nhỏ càng phải giỏi mới có cơ may lấy yếu địch nhiều và đưa doanh nghiệp đi theo đường ngách mà tiến lên.

    Bản thân tôi trước đây một chữ “quản” không biết “trị” không thông nên doanh nghiệp tăng trưởng như hình sin, chỉ 3 năm gần đây nhờ biết “mở đầu” nên mới tạm gọi là ổn bước đầu và đang trong giai đoạn đưa doanh nghiệp đi lên lớn mạnh. Tôi xác định việc của mình là quản trị và thực sự không còn làm việc nào khác ngoài quản trị, và điều tuyệt vời là càng không làm chi tiết doanh nghiệp càng tiến lên, đội ngũ càng sáng tao và năng lực được cải thiện. Thế mới thấy Tào Tháo xưa giỏi quản trị đến chừng nào và xứng đáng là tấm gương cho các ceo sme học tập.

    Quả là Trận Quan Độ - Quản trị thắng 1-0.
    Hy vọng đã góp được gì đó cho bạn. Chúc bạn thành công
    P.T.A – Chủ tịch KDTC
    P/s: Khích lệ tinh thần iem thì cho em xin 1 comment nha.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...