Trình Dược Viên và Nhân viên Kinh Doanh Thiết Bị Vật Tư Y Tế

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Kim Lý, 10/1/18.

  1. Kim Lý

    Kim Lý Member

    Ngoài việc tham gia vào kinh doanh Dược Phẩm, Dược sĩ cũng có thể nhảy sang mảng kinh doanh về Thiết bị, Sinh phẩm, Vật Tư Y tế.
    2 công việc này có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có một số đặc điểm khá riêng biệt. Cùng tìm hiều nhé.

    Background

    Nếu như TDV có nền tảng đào tạo về Y, Dược hoặc là Kinh tế, Thương mại … thì những người kinh doanh bên TBYT lại có background thiên về kĩ thuật như : Bách Khoa, Điện tử Y Sinh, Hoá Sinh, Công nghệ Sinh Học, ....

    Về_sản phẩm

    TDV : hầu hết các sản phẩm đều là thuốc hoặc thực phẩm chức năng, một số ít là mỹ phẩm.
    Thiết bị Y Tế : là các máy móc lớn được sử dụng tại bệnh viện :
    - Các loại máy xét nghiệm như Sinh Hoá, Huyết Học, Đông Máu, Nước tiểu, Điện giải, Khí máu, Miễn dịch, Sinh học phân tử ….
    - Các loại máy trong chẩn đoán hình ảnh : Máy chụp CT, X quang, Siêu Âm, …
    - Các loại máy khác liên quan đến thiết bị phòng mổ, ICU,
    Các loại máy này có thể có Vật tư, Hoá chất tiêu hao đi kèm.

    Vật tư Y Tế : là các dụng cụ, vật tư tiêu hao sử dụng trong bệnh viện tại các khoa. VTYT được phân loại theo nhóm như : Đinh Nẹp Vít, Bông Băng Gạc …
    Từ những thứ nhỏ nhất như kim luồn, dây truyền dịch đến những Vật tư cao cấp như van tim, stent mạch vành, thuỷ tinh thể, …
    Từ đường thở như : Nội khí quản, mở khí quản … đến đường tiêu hoá như Xông tiểu, xông hút nhớt, dây cho ăn ….
    Số lượng và chủng loại rất đa dạng, mỗi loại lại có số theo kích thước nên cùng 1 sản phẩm nhưng lại có đến vài chục loại khác nhau.

    Về tập khách hàng
    TDV : Bác sĩ là đối tượng khách hàng chủ yếu , từ trưởng khoa đến các bác sĩ trong khoa trong kênh ETC, với kênh OTC thì khách hàng của TDV là các Dược sĩ nhà thuốc.
    TB_&VT Y tế : Khách hàng của nhóm này cũng là Bác sĩ nhưng số lượng ít hơn, giữ những chức vụ quan trọng như : Trưởng Khoa, Trưởng Phòng, Giám đốc bệnh viên, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Dược, Phó Giám đốc Sở Y Tế, Giám đốc sở Y tế, ….
    Nhóm hàng vật tư sẽ làm việc với các nhà thuốc nhiều hơn nhóm Thiết Bị Y Tế, chính vì vậy mà nhiều người cho rằng Thuốc và Vật Tư Y tế có cách làm khá giống nhau.
    Nhìn chung thì khách hàng của nhóm Thiết bị và Vật Tư ít hơn và khó tiếp xúc hơn so với Dược phẩm, vậy nên tần suất gặp khách hàng của các công ty Thiết bị và Vật Tư không có quy định rõ ràng như Thuốc.

    Phòng Dự Án là bộ phận kinh doanh thường có trong các công ty TB&VT Y tế, đây là bộ phận làm việc với nhiều cơ quan nhà nước và cả nước ngoài. Tiếp cận với các nguồn vốn, quỹ đầu tư vào Y tế để tìm cách giới thiệu, tham gia đấu thầu cung cấp Thiết Bị Y Tế. Đặc điểm kinh doanh của phòng ban này là doanh số thường đến ở 1 thời điểm mà nhân viên phải theo cả một thời gian dài trước đó ( 1 năm hoặc vài năm )

    Đấu thầu :
    Nếu như Đầu thầu thuốc sẽ thông qua Khoa Dược, Phòng nghiệp vụ Dược thì Thiết bị và Vật Tư sẽ qua Khoa Trang thiết bị, Phòng nghiệp vụ Y.
    Có một số bệnh viện không có Khoa Trang thiết bị thì Khoa Dước sẽ đảm nhiệm .

    Yêu cầu chuyên môn :
    TDV : phải hiểu về sản phẩm và bệnh học của nhóm thuốc điều trị, các kiến thức về Dược Lâm Sàng, Dược Lý ….
    Thiết bị và Vật Tư Y tế : hiểu biết sâu hơn về Giải Phẫu bệnh, Cận Lâm Sàng, Phẫu thuật ... các đặc tính sản phẩm thiên về kĩ thuật nhiều hơn tác dụng.

    Thu nhập :
    Nếu như TDV nhận lương + thưởng theo tháng hoặc quý thì nhân viên TB&VT Y tế thường nhận lương tháng + thưởng theo năm.
    Có thể do điều này mà tỉ lệ nhảy việc bên Thiết bị và Vật tư ít hơn Dược phẩm ? [​IMG]:)

    Tóm lại, đây là một lĩnh vực kinh doanh cũng không mới, nhiều Dược sĩ đã nhảy từ Dược Phẩm sang Thiết Bị Y Tế cho thấy sức hấp dẫn của nghề này đang tăng lên.
    Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với việc phải đi gặp các bác sĩ hàng ngày thì có thể dấn thân sang lĩnh vực mới này để thử sức nhé !
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người