Tại một sân bay, Hải Quan Mỹ bắt được 1 hành khách mang hai hộp thuốc hiếm điều trị bệnh hiểm nghèo, không có đơn thuốc của bác sỹ, , theo như hành khách này thì thuốc được mua một cách không chính thống để về chữa bệnh cho con ở quê nhà, nhưng theo luật Mỹ, khách không được mang thuốc theo nếu không có đơn của Bác Sỹ, nhân viên thực thi khăng khăng bắt hành khách bỏ lại thuốc thì mới cho thông quan, mặc cho hành khách phải quỳ lậy và khóc lóc, nhiều hành khách khác nhìn thấy cũng cám cảnh và mong muốn vị nhân viên công lực kia bỏ qua ,nhưng luật là luật, và điều kiện không thay đổi, hành khách phải bỏ lọ thuốc ở lại, tình huống đã trở nên căng thẳng khi cảm xúc của vị khách kia lên mức gây hấn và chuẩn bị sống chết với nhân viên hải quan gương mẫu, thì đột nhiên sếp anh ta đến, vị quản lý này dàn xếp và cầm lọ thuốc hỏi hành khách, theo quy định thì thuốc dùng cho người cần phải có đơn của bác sỹ, nên anh đang làm khó chúng tôi, nhưng có phải anh mua thuốc này về dùng cho thú cưng của anh không, vừa nói anh ta vừa nháy mắt với vị hành khách đang bối rối và căng thẳng, anh ta gật gật đầu, liền sau đó, tay quản lý nói to lên, theo quy định thì thuốc dùng cho động vật thì không cần phải khai báo, rồi đưa lọ thuốc cho hành khách và vỗ vỗ vai anh nhân viên hải quan gương mẫu, tất cả đều thở phảo, vị hành khách kia bất ngờ lao vào ôm sếp hải quan và khóc vui sướng . Theo các nhà tâm lý học thì bản chất trong mỗi chúng ta là 2 con người được quy định bởi não cảm xúc và não lý trí, não cảm xúc là tư duy nhanh, hời hợt và nông, những quyết định chi phối bởi não cảm xúc thường rất nhanh, phi lý trí và tốn ít năng lượng . Não lý trí thì thường chậm, ẩn sâu hơn trong lớp não, và vận hành rất tốn năng lượng cũng như đòi hỏi phải có một kinh nghiệm sống có bề dầy và phong phú, thêm nữa không phải ai cũng có thể vận hành não lý trí hiệu quả, nó đòi hỏi tư duy sâu và thực hành thường xuyên trong cuộc sống . Có phải anh nhân viên hải quan kia không muốn cho thông quan không, anh ta biết thuốc đó đúng là dùng cho bệnh hiểm nghèo, lại là cho một đứa bé, đó không phải là hoạt chất cấm kỵ như ma túy hay chất gây nghiện, trong con người của anh ta tất nhiên là vẫn muốn làm việc đó, thế nhưng anh tuân thủ pháp luật, quyết định của anh ta đã nói ra, nó ví như một mũi tên buông ra khỏi dây cung và không thể lấy lại, trong tâm lý học thì đây được xem như một sự tự lừa dối, sự tự lừa dối đó chính là hai thái cực của não cảm xúc và não lý trí lấn át nhau, nhưng não lý trí chưa phân tích đủ sâu để não cảm xúc lấn át, nếu không có sự xuất hiện của vị sếp kia thì không rõ câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào nữa . Có một điều lạ là phải đến 80% con người đa phần hành xử theo não cảm xúc, tư duy nhanh, hành động cảm tính, não lý trí nhiều khi chỉ xuất hiện khi sự việc đã rồi, hoặc thậm chí nhiều người mặc dù kết quả đã rất tệ nhưng vẫn khăng khăng đổ lỗi và không chịu nhận trách nhiệm cho đến khi không thể cứu vãn được nữa . Con người có 2 lại trí tuệ đó là IQ – Intelligent, trí thông minh và EQ – Emotional Quotation, trí tuệ xúc cảm. Thông minh vốn sẵn tính người đó chính là IQ, IQ được quy định bởi gen và con cái sinh ra được thừa hưởng gen từ bố mẹ, IQ thì không thể rèn luyện và phát triển được, nhưng EQ thì lại có thể rèn luyện được, người ta đã thống kê và cho thấy không phải bất cứ ai có trí thông minh cao, kết quả học hành tốt đều thành công trong cuộc sống, mà đa phần những người thành công là người có EQ cao, thế nên việc thực hành trí tuệ cảm xúc hiện rất được sự quan tâm ở các tập đoàn lớn, những nơi đó, việc bổ nhiệm hay tăng lương không chỉ đơn giản dựa vào sự giỏi giang về công việc mà nó còn phải dựa trên đánh giá EQ của cá nhân đó . Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc thường xuyên sẽ giúp các cá nhân hiểu nhau hơn không chỉ trong giao tiếp hàng ngày, trong môi trường làm việc mà nó còn giúp cho mỗi cá nhân giao tiếp và hiểu nhau hơn trong bối cảnh gia đình, các mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ với con cái. Hiểu được EQ và rèn luyện được nó mỗi cá nhân sẽ không thể tự lừa dối mình nữa, mỗi cá nhân lúc đó sẽ đứng ra ngoài cái hộp cảm xúc để nhìn nhận và đánh giá một cách lý trí hơn, qua đó giúp các mối quan hệ xã hội được thông suốt và phòng ngừa được các phản ứng tiêu cực thái quá có thể xấy ra chỉ đơn giản do góc nhìn quá khác nhau trong các mối quan hệ xã hội. Một cuốn sách khá hay nhưng có thể ít người biết, đó chính là cuốn sách lãnh đạo và sự lừa dối, ai đó nhìn tiêu đề cuốn sách này có thể hiểu là chỉ dùng cho các nhà quản lý, nhưng không phải, cuốn sách này đơn giản nói về các tư duy trong giao tiếp giữa người với người đưa não lý trí vào đánh giá, không chỉ trong môi trường công sở mà còn cả các mối quan hệ trong gia đình