Khi cơ tâm vị của bạn bị tác động trở nên yếu đi, dẫn tới acid dịch vị trào ngược lên thực quản. Lượng axit này có khi trào lên tận vùng họng và thanh quản, gây ra hiện tượng viêm, sưng, đau. Hiện tượng, trào ngược acid dạ dày diễn ra với tần suất cao thì biến chứng viêm họng, đau họng, khàn giọng, ho của bệnh nhân càng trầm trọng. Nếu không được điều trị đúng nguyên nhân gây ra viêm họng này, bệnh phát triển trở thành mãn tính. Tại sao trào ngược dạ dày có thể gây viêm họng? Hãy chú ý đến biểu hiện của viêm họng do trào ngược dạ dày Bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thì ngoài những biểu hiện: đau họng, khan giọng, ho, một số người bệnh còn xuất hiện các biểu hiện sau: ợ chua, đau rát và kèm theo cảm giác bỏng rát sau xương ức. Triệu chứng này có thể kéo dài hàng giờ, đặc biệt nặng hơn sau khi ăn. Một số người chỉ cảm thấy nghẹn, cổ họng cảm thấy vướng, đau tức ngực hoặc dễ bị khàn giọng khi nói to hoặc nói nhiều. Hình ảnh trào ngược dạ dày gây viêm họng Đối phó với "viêm họng do trào ngược dạ dày" 1. Biện pháp điều trị can thiệp Để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng do trào ngược, ngoài các giải pháp tại chỗ, người bệnh cần có biện pháp điều trị tận gốc bệnh trào ngược dạ dày để ngăn không cho axit trào lên vùng họng và thanh quản. a. Điều trị viêm họng theo Tây y Dùng thuốc: Các giải pháp Tây y nhằm mục tiêu trước tiên là giải quyết nhanh các triệu chứng trào ngược và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhóm thuốc kháng axit: có tác dụng trung hoà axit trong dịch vị dạ dày. Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton: làm giảm tiết axit dịch vị. Khi sử dụng lâu dài các loại thuốc trên sẽ gây ra hiện tượng môi trường axit trong dạ dày giảm, thức ăn không tiêu hóa được, dạ dày đầy chướng gây tác động ngược lại lên cơ thắt thực quản dưới nên trào ngược vẫn xảy ra. Đây chính là vòng tròn luẩn quẩn khi lựa chọn giải pháp này. Và do đó, viêm họng do trào ngược không đủ thời gian phục hồi. Điều trị bằng phẫu thuật: Khi hai biện pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc vẫn không có hiệu quả, một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật giúp tạo một van mới vùng cơ tâm vị (nơi giáp ranh với bao tử) nhằm mục đích ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào lên thực quản và họng. b. Phương pháp điều trị bằng Đông y Một số vị thuốc Nam được sử dụng phổ biến giúp điều trị trào ngược như Cam thảo, Khôi tía, Cỏ lào, Khương hoàng, Tam thất nam. Từ đó bệnh trào ngược sẽ được cải thiện từ căn nguyên. Hiện nay, phương pháp điều trị trào ngược bằng đông y đã đưa lại nhiều hiệu quả cao, giúp điều trị tận gốc tránh bệnh tái phát. Theo giai đoạn: giáng nghịch, an thần, kiện tỳ vị. Giáng nghịch làm giảm các biểu hiện trào ngược lên; an thần giúp làm dịu thần kinh, giảm đi stress, tăng cường khả năng chịu đựng của hệ thần kinh trước áp lực; kiện tỳ vị để tăng chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. 2. Tạo thói quen sống lành mạnh và khoa học Ăn uống: Đủ dinh dưỡng, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực co thắt thực quản dưới. Hạn chế những thực phẩm giàu chất béo; sô cô la, ca cao; cam quýt, cà chua; hay thực phẩm nhiều gia vị như giấm, ớt, tỏi, tiêu, bạc hà; cafein, đồ uống có ga. Tinh thần thư giãn: Thư giãn cơ thể, tránh lo lắng suy nghĩ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Ngủ đủ giấc và đúng tư thế: Khi cơ thắt thực quản dưới yếu, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn. Khi nằm ngủ nâng cao đầu giường khoảng 15 – 20cm có thể ngăn chặn các triệu chứng trào ngược. Ngủ ở tư thế đó trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn dịch axit chảy trào ngược lên thực quản