Sự cố phòng thí nghiệm luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Để đề phòng những sự cố và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong phòng thí nghiệm, hãy cùng TT Furniture tham khảo bài viết sau đây nhé. 1. Sự cố phòng thí nghiệm - cháy nổ Điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ trong phòng thí nghiệm: Do phản ứng hoá học: Việc trộn các hóa chất không tương thích hoặc bảo quản và xử lý hoá chất không đúng cách dẫn đến các phản ứng hoá học tạo ra nhiệt, tạo ra lửa, phát nổ. Do chập điện: Hệ thống nguồn điện bị trục trặc là nguyên nhân chính gây ra cháy nổ. Do sử dụng các vật liệu dễ cháy: Chất lỏng, khí và chất rắn dễ cháy như dung môi, nhiên liệu và bột, có thể bốc cháy nhanh chóng nếu không được bảo quản, xử lý và thải bỏ đúng cách. Do tích tụ áp suất: Các hệ thống điều áp, bình gas hoặc nồi hấp khử trùng khi xảy ra trục trặc mà không được sửa chữa kịp thời có nguy cơ gây ra cháy nổ. Lỗi thao tác: Người làm việc trong phòng thí nghiệm không có kiến thức, không được đào tạo, không tuân thủ các quy định an toàn làm việc hoặc do sơ xuất. Tự bốc cháy: Có nhiều vật liệu có khả năng tự bốc cháy như dầu, chất thải,... nếu không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân gây ra sự cố phòng thí nghiệm - cháy nổ Biện pháp hạn chế các sự cố phòng thí nghiệm - cháy nổ: Thường xuyên kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống nguồn điện, máy móc phòng lab, thiết bị có kết nối với nguồn điện, Phân loại các vật liệu dễ cháy nổ và lưu trữ tại khu vực phù hợp, kiểm tra các hoá chất trong phòng thí nghiệm. Vệ sinh phòng thí lab thường xuyên và xử lý rác thải, chất thải đúng cách. Biện pháp xử lý sự cố phòng thí nghiệm - cháy nổ xảy ra: Ngắt toàn bộ hệ thống điện, dập cầu giao nguồn. Gọi cứu hoả, nhân viên y tế. Sơ tán khu vực: Sơ tán toàn bộ nhân viên trong phòng thí nghiệm, thông báo cho các nhân viên xung quanh về tình trạng khẩn cấp. Nếu cháy nổ liên quan đến các vật liệu nguy hiểm thì cần sơ tán toàn bộ toà nhà. Kiểm soát đám cháy bằng bình chứa cháy và các phương tiện PCCC trong toà nhà. 2. Sự cố phòng thí nghiệm - chập điện Các xử lý sự cố phòng thí nghiệm - chập điện, ngăn ngừa khả năng cháy nổ toàn bộ hệ thống nguồn điện: Tắt nguồn điện nơi sử dụng thiết bị, máy móc, cúp cầu dao toàn bộ hệ thống. Đưa toàn bộ người, hoá chất dễ cháy nổ ra khỏi khu vực phòng thí nghiệm. Xử lý sự cố phòng thí nghiệm - chập điện Gọi tới đơn vị bảo trì và sữa chữa nguồn điện để nhờ hỗ trợ. Ngoài ra, để ngăn ngừa sự cố điện bạn có thể sử dụng bộ giám sát và phân tích mạch điện, các thiết bị cảm biết AC để kiểm tra sự nhiễm điện, hoặc lắp đặt các ngắt mạch tự động để bảo vệ phòng lab và người làm việc ở đó. 3. Sự cố phòng thí nghiệm - ô nhiễm bởi khí clo Trong thực tế khi phòng thí nghiệm bị nhiễm khí Clo, một số phương pháp người ta vẫn hay thường sử dụng để loại bỏ khí clo như sau: Xịt dung dịch NH3 vào vì ở điều kiện thường NH3 dễ dàng tác dụng với khí Clo. Khí Clo bị khử thành HCl, NH3 bị oxi hóa thành N2 Ngoài ra có thể khử khí Clo theo phương pháp axit, xử lý bằng sữa vô hoặc nước… Trên đây là 3 sự cố phòng thí nghiệm cơ bản và nghiêm trọng nhất có thể xảy ra. Hy vọng những biện pháp phòng ngừa và xử lý trên sẽ giúp các nhà nghiên cứu làm việc hiệu quả hơn cũng như đảm bảo được sự an toàn cả về người và của. TT Furniture cung cấp toàn bộ giải pháp cho phòng thí nghiệm, phòng lab bao gồm: thiết kế, thi công, xây dựng và cung cấp các thiết bị máy móc, nội thất phòng thí nghiệm cần thiết. Nếu cần bất cứ hỗ trợ gì liên quan đến phòng thí nghiệm, hãy liên hệ với TT Furniture để được tư vấn thêm.