Trong một doanh nghiệp việc tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có tầm quan trọng sống còn. Tính được giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp có một chiến lược về giá và kiểm soát được lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi. Ngoài ra, biết được các yếu tố cấu thành trong giá thành sản phẩm sẽ cho phép doanh nghiệp đề ra được những biện pháp tiết kiệm cụ thể, cũng như tìm ra các nút “cổ chai” làm giảm năng suất chung của cả dây chuyền sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ. 1. Tổng quan về giá thành. Chúng ta có thể phân tích, tập hợp giá thành theo các phương pháp sau: a) Phân tích giá thành theo yếu tố : - Nguyên vật liệu (NVL) - Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh trong kỳ - Tiền lương và các khoản trích theo lương (của công nhân viên tại xưởng sản xuất) - Khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác b) Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí : - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Trong kế toán, các khoản mục chi phí trên được đại diện bằng các tài khoản 621, 622,627 2. Các phương pháp tính giá thành a) Phương pháp tính giá thành trực tiếp (PP giản đơn) Áp dụng trong các doanh nghiệp (DN) thuộc loại hình sản xuất giản đơn, quy trình khép kín, số lượng mặt hàng ít hoặc chỉ sản xuất ra một loại mặt hàng, với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất (SX) ngắn. Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX trong kỳ - CP SX DD cuối kỳ Giá thành SP = Tổng giá thành SP hoàn thành/Số lượng SP hoàn thành b) Phương pháp tính giá thành theo định mức (standard cost – SC) Đây là phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo phương pháp này, giá thành của một đơn vị sản phẩm được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, khấu hao, …) tạo nên sản phẩm đó. Trước khi có thể tính được giá thành, cần khai báo một số thông tin căn bản như sau : Công thức sản phẩm (Bill Of Material – BOM): gồm nhiều tầng theo hình cây. Thí dụ, sản phẩm A được làm từ B & C, B lại là một BTP được làm từ E & F, … tuỳ theo cấu tạo của mỗi phần mềm, BOM có thể sẽ bao gồm luôn cả các cấu phần không phải NVL như công lao động hay chi phí phân bổ. BOM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị NVL. Chu trình sản xuất (Routing) : chỉ ra “con đường” đi từ NVL cho đến khi ra được sản phẩm hoàn thành, con đường đó sẽ đi qua các phân xưởng (PX) khác nhau và tại mỗi PX sẽ đi từ chiếc máy này sang chiếc máy khác. Routing còn có phần khai báo thời gian chỉ ra BTP sẽ dừng lại tại mỗi máy trong bao lâu, dựa vào đó để tính chi phí phát sinh mỗi khi sản phẩm qua một máy. c) Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí (theo quá trình sản xuất) Áp dụng đối với các DN có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá thành = Z1+Z2+Z3+…+Zn - Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (BTP)-> Phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí. - Tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP-> Phương pháp kết chuyển chi phí song song d) Phương pháp tính giá thành theo hệ số Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ NVL và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm. Tổng giá thành SX của các loại SP = Giá trị SP DD đầu kỳ + Tổng CP PS trong kỳ - Giá trị SP DD cuối kỳ Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP/Tổng số SP gốc (kể cả SP quy đổi) Giá thành đơn vị SP từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc * Hệ số quy đổi từng loại e) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ chi phí. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành SX từng loại : Giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành kế hoạch (định mức) * tỷ lệ chi phí Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP/Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP f) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP DD đầu kỳ + Tổng chi phí PS trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính – Giá trị SP chính DD cuối kỳ g) Phương pháp tính giá thành liên hợp. Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành 3. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ a) Đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí NVL trực tiếp và chi phí khác. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang. CP SX DD cuối kỳ = (CP SX DD đầu kỳ + CP NVL thực tế PS trong kỳ) / (Số lượng SP hoàn thành nhập kho trong kỳ + Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ) * Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ b) Đánh giá theo chi phí NVL chính Chỉ tính cho SP DD phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trường hợp DN có quy trình công nghệ SX phức tạp, kiểu liên tục thì chi phí SX DD công đoạn sau được xác định theo giá thành BTP công đoạn trước chuyển sang. Giá trị VLC nằm trong SP DD = Số lượng SP DD cuối kỳ x Toàn bộ giá trị VLC / (Số lượng TP + Số lượng SP DD) c) Đánh giá theo chi phí trực tiếp Tương tự như theo chi phí NVL chính d) Xác định SP DD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Phương pháp này cơ bản áp dụng cho ngành dịch vụ với chi phí kế hoạch, hoặc định mức chi phí theo đơn giá dịch vụ Bài viết được chia sẻ bởi diễn đàn seo SEOtime.edu.vn Link bài viết: Tổng quan về giá thành trong doanh nghiệp