Nha chu là một tổ chức xung quanh răng có nhiệm vụ nâng đỡ, và giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh đảm bảo xương ổ răng, dây chằng và nướu phải khỏe. Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu, khi đó vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn dẫn đến tình trang răng bị lung lay, thậm chí là rụng răng. Bệnh nha chu thường gặp ở tuổi trung niên và người già, tuy nhiên trẻ em cũng không phải trường hợp ngoại lệ nếu răng không được chăm sóc và bảo vệ , một trong những nguyên nhân gây ra mất răng ở người già là do bệnh viêm nha chu gây lên. Bệnh viêm nha chu ban đầu không có những biểu hiện cụ thể nên thường bệnh nhân không quan tâm, vì thế bệnh thường được phát hiện khi đã quá muộn. >>> Bị hôi miệng làm thế nào ? Có nguy hiểm không khi bị bệnh viêm nha chu Bệnh nha chu có nguy hiểm không ? - Bệnh nha chu là một bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, khi nó có thể sinh ra các biến chứng nghiêm trọng khác đối với răng và các tổ chức xung quanh. Tiến triển của bệnh làm tình trạng răng miệng kém đi nhiều nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Không những thế, nó còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh nha chu có ảnh hưởng đến răng miệng là: Viêm nha chu làm cho mô liên kết ở răng với tổ chức xung quanh trở nên lỏng lẻo. Nướu và răng không khít với nhau tạo điều kiện cho các loại thức ăn bị giắt vào kẽ và lâu dần tấn công vào nướu, xương răng. Các túi nha chu dễ dàng hình thành ở trong nướu gây đau và chảy mủ, thậm chí là áp xe. Xương răng bị tấn công bởi các vi khuẩn dễ bị tiêu xương, khi đó nướu không còn được nâng đỡ dễ bị tụt xuống. Xương và mô nướu một khi đã tổn thương không còn đủ khả năng giữ được răng tốt, răng dễ bị lung lay và nghiêm trọng hơn là mất dần đi. Khi bị bệnh viêm nha chu có lây không ? Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bệnh nha chu chỉ có thể xảy ra ở lớn tuổi hay người trung niên, thực tế cho thấy trẻ em cũng có thể mắc bệnh nha chu. Bệnh nha chu có thể lây truyền từ cha mẹ sang con, từ vợ sang chồng, giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa các bạn tình với nhau. Qua nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu lây truyền qua tuyến nước bọt. Điều này có nghĩa là khi một người bị viêm nha chu tiếp xúc với các thành viên trong gia đình hoặc bạn tình có thể gây lên viêm nha chu cho người đối diện. Vì thế, nếu bạn bị viêm nha chu thì nên hạn chế hoặc không dùng chung các đồ vật sinh hoạt với mọi người trong gia đình như: bát, chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khẩu trang.... Đối với trường hợp của bạn, bạn bị mắc bệnh nha chu mà con dùng chung bàn chải đánh răng, bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để bác sỹ kiểm tra xem con bạn đã mắc viêm nha chu chưa, nếu bị lây bệnh rồi thì mới chỉ ở giai đoạn đầu , sẽ điều trị sớm và bênh khó sẽ không gây nghiêm trọng. Tốt nhất là bạn nên đưa cả gia đình đi khám nha khoa, phòng bệnh hơn là chữa bệnh. >>> Chữa sâu răng ở đâu tốt ? Hãy vệ sinh răng miệng của bạn và người thân trong gia đình để phòng ngừa bệnh viêm nha chu Tóm lại, bệnh nha chu có khả năng lây truyền cao thông qua tuyến nước bọt. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì bệnh nha chu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn phát hiện sớm và kịp thời đến gặp bác sỹ thăm khám và chữa trị. Bạn và các thành viên trong gia đình nên định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng để phòng chống bệnh lý về răng cũng các bệnh về sức khỏe khác nhé.