Bài 1: Cái nhìn đúng và bản chất của Facebook Marketing & Facebook Ads Phần 1 bài 1: TỐI ƯU QUẢNG CÁO TRÊN CÁC KÊNH ONLINE MARKETING TỐI ƯU QUẢNG CÁO TRÊN KÊNH FACEBOOK Bản chất cạnh tranh, đầu giá của Facebook là gì? Như ở phần 1 mình có viết. Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille), chi phí theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị. Mỗi khi Facebook cá nhân của mọi người bật lên hoặc F5 lại là 1 phiên đấu giá. Và các nhà quảng cáo cùng nhau trả giá cho phiên đấu giá đó để được hiển thị quảng cáo. Về phần đấu giá này các bạn có thể search Google về: thuật toán đấu giá VCG sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế nhé Vì mỗi 1 lần tài khoản các bạn bật hoặc F5 là 1 phiên đấu giá nên tệp đối tượng cũng như hành vi của tệp đối tượng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số Frequency (Tần suất) quảng cáo. Frequency (Tần suất) = Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo - Nếu các bạn chạy quảng cáo vào tệp đối tượng trẻ: chỉ số Frequency (Tần suất) sẽ thường bị cao lên rất nhanh. Vì hành vi của đối tượng này là online nhiều lần trong ngày và thường hay F5 (Ấn vào Trang Chủ) để loading lại Facebook xem có tin gì mới không. - Đối với tệp đối tượng trung tuổi và già: Hành vi của họ thường ít lần online Facebook trong ngày cũng như ít khi F5 lại nên chỉ số Frequency (Tần suất) thường tăng lên chậm. Đồng thời chỉ số Frequency (Tần suất) khi các bạn chạy quảng cáo trên Mobile và PC (laptop, máy tính bàn) cũng sẽ có sự chênh lệch vì hành vi của người dùng online Facebook trên các thiết bị cũng khác nhau. Ngoài ra các nên cần nhớ rõ. Facebook sẽ không bao giờ reach hết đến 100% tệp khách hàng mà bạn target. Nên bạn sẽ thấy tần suất này tăng lên rất nhanh nếu các bạn chạy lâu đồng thời với nó là giảm hiệu quả của quảng cáo. Vậy chỉ số Frequency (Tần suất) này cao hay thấp thì tốt. Câu trả lời là tuỳ sản phẩm và hành vi mua hàng của tệp đối tượng mục tiêu - Nếu là dòng sản phẩm là thông dụng, giá tốt. Khả năng quyết định mua hàng của tệp đối tượng mục tiêu nhanh thì chỉ số Frequency nên thấp (thường là <1.5). Vì nếu quảng cáo lặp đi lặp lại nhiều lần các bạn sẽ chỉ mất tiền hiển thị chứ không thu được lợi ích bán hàng - Tuy nhiên đối với những dòng sản phẩm đặc thù, giá cao, khác hàng mục tiêu cần nhiều thời gian để quyết định mua hàng. Thì chỉ số Frequency cần cao 1 chút để chạm thúc đẩy và chạm tới điểm mua hàng của họ. Hay đối với những sản phẩm mới trên thị trường cũng cần chỉ số Frequency cao để educate họ, định vị trong đầu họ về sản phẩm trước khi tung ra chiến lược bán hang Như vậy các bạn có thể thấy. Facebook tạo ra hệ sinh thái, tạo ra cộng đồng để mọi người kết nối với nhau. Đồng thời tạo ra dịch vụ Ads để phân phối hiển thị. Còn chiến lược bán hàng phụ thuộc vào phần còn lại của các bạn: Sản phẩm, giá, content (text+ảnh), thời điểm, chiến lược & thị trường. Và 1 điều cực kỳ quan trọng khi chạy Facebook Ads đó là hệ thống Facebook là 1 hệ thống Big Data và nó cần nguồn Data đầu vào để có thể phân tích cũng như tiến hành reach tiếp theo. Điều này giải thích cho việc chạy 1 mẫu quảng cáo càng lâu hiệu quả sẽ càng bị thấp đi. Khi nội dung quảng cáo đã bị nhàm chán, chỉ số Frequency tăng cao. Hành vi tương tác với quảng cáo bị giảm xuống. Facebook sẽ khó có nguồn data tương tác đầu vào để phân tích và tiến hành Reach Vậy Facebook đã, đang và sẽ làm gì tại các thị trường nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng? Hóng phần tiếp theo vào đêm nay nhé