Thương Vụ Bạc Tỷ – Các Shark đánh giá cá mập nhí- startup như thế nào ?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Xã Nga Thắng, 6/12/17.

  1. Chương trình Shark Tank được 4 số. Câu hỏi quan trọng các Shark đánh giá “ con mồi “ cá mập nhí startup như thế nào đang được bàn luận sôi nổi trong cộng đồng khởi nghiệp và quản lý. Bài viết nhằm hệ thống hóa các tiêu chuẩn đánh giá theo quan điểm đầu tư.
    [​IMG]
    Một nhà đầu tư khi bỏ tiền vào doanh nghiệp có thể là startup hay doanh nghiệp bất kỳ nào khác luôn luôn có câu hỏi “ Liệu tiền đầu tư có thể bị mất hay không?” . Câu hỏi đó dẫn tới nhà đầu tư xem xét về khía cạnh rủi ro của thương vụ bạc tỷ. Nói cách đơn giản các Shark có hai quan tâm với đàn cá mập nhí –startup : một là startup này có thành công trên thị trường hay không và nếu có rủi ro thì có những rủi ro gì khi các yếu tố không thuận lợi xẩy ra.

    01-Rủi ro về sản phẩm/thị trường: Liệu thị trường có chấp nhận sản phẩm hay không, Thị trường sẽ phát triển ra sao. Sản phẩm có cạnh tranh với các đối thủ hiện tại được không. Độ lớn của thị trường. Các rủi ro này gắn liền với khả năng doanh nghiệp không bán được sản phẩm hay thị trường quá nhỏ không đủ thu hồi vốn đầu tư. Cũng có khả năng mức lợi nhuận không đủ lớn để thu hồi đầu tư.

    02-Rủi ro về mô hình kinh doanh: Các mô hình kinh doanh của startup dựa trên những giả sử và tiên đề. Nếu các tiên đề đó sai thì dẫn tới mô hình kinh doanh sẽ bị sụp đổ. Các bạn startup cần phải chuẩn bị các tình huống giả sử để tìm cách đối phó với các câu hỏi của Shark

    03-Rủi ro về công nghệ: Rủi ro này liên quan tới việc công nghệ bị lạc hậu hoặc công nghệ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Rủi ro về công nghệ còn liên quan tới rủi ro về bản quyền và rủi ro triển khai trong những mục sau.

    04-Rủi ro về triển khai: Liệu startup có sở hữu nguồn nhân lực và những kỹ năng cùng kinh nghiệm cần thiết để triển khai và vận hành. Thử nghiệm trên một quy mô nhỏ hoàn toàn với việc sản xuất số lượng lớn đáp ứng nhu cầu, Rủi ro về triển khai còn liên quan tới việc startup có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng ví dụ dịch vụ khách hàng hay không.

    05-Rủi ro về nhân lực: rủi ro nhân lực liên quan tới startup có thể đảm bảo nhân lực đủ và đúng chất lượng cho tăng trưởng startup thông qua tuyển dụng, đào tạo, tự phát triển được hay không ?. Rủi ro nhân lực bao gồm các vấn đề mâu thuẫn tiềm năng giữa các đồng sáng lập hay một sáng lập sở hữu nhóm kỹ năng kinh nghiệm có thể rời bỏ khỏi startup trong thời gian vận hành. Thông thường nhóm rủi ro nhân lực này là nguyên nhân chính yếu dẫn tới startup phá sản. Ngoài ra các rủi ro nhân lực còn liên quan tới bảo đảm an toàn cho sáng lập. Ví dụ tất cả công việc đều do sáng lập thực hiện thì đây là rủi ro rất lớn nếu có tai nạn xẩy ra với sáng lập.

    06-Rủi ro về sở hữu trí tuệ: Startup có đảm bảo các vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan tới phát triển doanh nghiệp. Công ty có đảm bảo các vấn đề pháp lý khi mua hay nhận chuyển giao công nghệ. Thương hiệu của công ty đã đăng ký bản quyền hay chưa. Đây cũng là một vấn đề mà startup thường bỏ qua tại Việt Nam.

    07-Rủi ro về luật pháp: Các vấn đề pháp lý liên quan tới doanh nghiệp và cá nhân các sáng lập viên. Các vấn đề tranh chấp tiềm năng và mức độ xử lý pháp lý cho các vấn đề đó. Cũng tương tự như sở hữu trí tuệ, các vấn đề luật pháp cần được các bạn startup quan tâm và xử lý hệ thống.

    08-Rủi ro về thông tin: Tài sản thông tin của doanh nghiệp có được bảo mật và có những biện pháp phòng ngừa, Thông tin như danh sách khách hàng, hồ sơ khách hàng là những nguồn thông tin vô cùng quan trọng và trong một số stratup đây là tài sản trị giá nhất của doanh nghiệp,

    09-Rủi ro về luật pháp và chính sách nhà nước: Một số lĩnh vực như tài chính giáo dục rất nhạy cảm với các chính sách của nhà nước. Trong một số trường hợp, các quy định thay đổi dẫn tới xóa sổ một startup. Các bạn khởi nghiệp trong những lĩnh vực này cần rất thận trọng chuẩn bị các tình huống khi pháp luật thay đổi.

    10-Các rủi ro khác: Ngoài những rủi ro nói trên, mỗi doanh nghiệp đều có những rủi ro đặc trưng chỉ có tại doanh nghiệp đó. Các bạn startup cần nghiên cứu kỹ và nhận diện các rủi ro này để tránh thất bại.

    Kinh doanh là lợi nhuận đi kèm với rủi ro. Trong các chương trình Shark Tank đã phát, các bạn startup mới chỉ quan tâm tới phần lợi nhuận. Trong khi đó phần rủi ro chính là nhân tố quyết định trực tiếp và gián tiếp tới quá trình ra quyết định của các Shark. Nhận diện và giải quyết rủi ro là bài toán quan trọng nhất của startup trong quá trình gọi vốn.
     

    Các file đính kèm:

    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...