Một quán cafe cạnh văn phòng tôi làm việc. Một ngày kia chủ quán bán cả ... bánh cuốn. Chẳng hề gì, vẫn có khách vì bánh cuốn không có gì đặc biệt nhưng ăn được. Khách là những người làm việc ở văn phòng toà nhà bên cạnh. Tất nhiên quán chẳng bao giờ có khách ở xa đến. Trừ khi quán này có thương hiệu về cafe. Trừ khi quán này có thương hiệu về bánh cuốn. Cafe không có gì khác biệt. Rất bình thường. Bánh cuốn không quá ngon và cũng chả dở lắm. Một quán không thương hiệu. Thế nên sống nhờ vào một điều duy nhất: vị trí ngay cạnh một toà nhà văn phòng. Trong trường hợp này, Brand signals (dấu hiệu nhận biết thương hiệu) hầu như không tồn tại đối với những khách hàng lưu tới. Cái khiến họ lưu tới là cô chủ và nồi tráng bánh cuốn bốc khói nghi ngút ở ngay cửa ra vào. Họ cũng chẳng quan tâm rằng đây là quán cafe với cái biển hiệu “Cafe abc” vẫn sáng đèn. Họ chẳng cần nhớ tên thương hiệu, chẳng để ý slogan, chẳng bao giờ đọc content quán viết về cái gì. Những người tiêu dùng vì sự tiện lợi ở trên có thể sẽ đến quán cafe bán bánh cả cafe và bánh cuốn thường xuyên hay không? Có thể họ không đến nữa. Nếu họ muốn ăn bánh cuốn ngon hơn. Nếu muốn uống cafe đúng nghĩa. Lúc đó đối với họ các Brand signals sẽ đóng vai trò ảnh hưởng nhất định. Họ sẽ nhớ tên thương hiệu. Họ sẽ để ý slogan. Họ sẽ nhớ đến hình thức logo Họ sẽ thấy thú vị với cách làm quảng cáo Và họ sẽ nhớ đến các điểm khác biệt của những quán ở xa. Chúng ta mua một sản phẩm nào đấy hoặc vì sự thuận tiện có sẵn ngay cạnh hoặc vì các Signals của một cái tên nào đó mang lại. Thương hiệu cần đo lường lý do khách hàng đến với họ vì yếu tố nào là chính. Kết quả đo lường này sẽ rất hữu ích cho quá trình quản trị thương hiệu của họ. Nói đến fast-food những đứa trẻ sẽ nhớ đến hình anh hề nghộ nghĩnh đáng yêu của McDonald. Khi mua tủ lạnh có người sẽ nhớ đến Điện Máy Xanh, có thể chẳng vì cái gì khác biệt, chỉ vỉ mẫu quảng cáo thú vị thôi. Nói đến đồ gia dụng nhà bếp cái tên Sunhouse được nhiều người nhắc đến. Dù không phải một mình họ sản xuất nồi niêu xoong chảo. Khi thương hiệu không được khách hàng nhớ đến vì bất cứ brand signals gì, việc bán hàng hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí thuận lợi gần với bạn nhất (và có thể là giá rẻ nhất). Khi đó bạn cũng chả nhớ lắm tên thương hiệu hàng hoá bạn mua là gì. Một số ngành nghề (nhà hàng, bán lẻ), sự tiện lợi về vị trí rất quan trọng, nhưng thương hiệu cần nhiều hơn thế. Nếu không có sự tiện lợi, thương hiệu bắt buộc phải có những brand signals (dấu hiệu) để mang lại những brand responses (hồi đáp) tương thích. Mr. BrandSon Link bài viết: Thương hiệu cần phát tín hiệu để khách hàng bắt sóng
xây dựng thương hiệu nói thì dễ còn làm mới là khó. Mỗi một công ty khi khởi nghiệp đều gặp nhiều vấn đề về chuyện này