Thinker vs. Doer: Bận có là thang đo của hiệu quả?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 27/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Tổ chức cần loại người nào? Người nghĩ hay người làm? Là hai hay là một?

    Câu hỏi thoạt nghe chẳng có gì phức tạp. Tất nhiên chúng ta cần cả người nghĩ và người làm. Các cụ đã dạy "một người hay lo, bằng kho người hay làm". Trong tổ chức người suy nghĩ (thinker) là khối óc của tổ chức, người dẫn đường cho tổ chức phát triển. Người làm (doer) quan trọng không kém, là người biến các ý tưởng, tư duy của bộ óc thành hiện thực.

    Tuy nhiên, trên thực tế, sự việc thường không đơn giản như thế. Ta hay gặp những tình huống sau: "nói thì hay lắm nhưng có làm được đâu", "anh/chị ấy làm việc rất cố gắng nhưng không có kết quả".

    1. Nghĩ hay làm? Hay vừa nghĩ, vừa làm, lại nghĩ, lại làm?

    Tình huống: "nói thì hay lắm nhưng không làm được": có vẻ như chúng ta hay gặp loại người này- ngắn gọn- quăng lựu đạn, nổ banh xác. Nhưng cũng có 1 thực tế khác là ý tưởng quả thực cũng có giá trị ban đầu, nhưng gặp trục trặc trong triển khai.

    Mình có anh bạn thân, chuyển về làm sếp phó của một tổ chức. Gặp, ảnh than, nhân viên kém quá, bao nhiêu ý tưởng của anh đưa cho tụi nó đều không thực hiện được. Mình một mặt đồng cảm với anh. Tổ chức rất nhiều khi gặp khó khăn vì cấp triển khai (cấp quản lý trung gian- middle manager) thiếu năng lực. Cái này thiếu sự kết nối giữa Người nghĩ và Người làm.

    Nhưng mặt khác, mình lại cho rằng nếu anh có ý tưởng hay mà không triển khai được thì không chỉ lỗi của nhân viên, mà còn là lỗi của chính anh, lỗi không tạo được sự kết nối giữa ý tưởng và hiện thực. Với mình, ý tưởng và triển khai, hay giữa nghĩ và làm phải rất gắn kết - là hai trong một. Người nghĩ cũng phải thực sự bắt tay vào làm. Vì một ý tưởng ban đầu hay, thực sự chưa là gì cả. Khi đưa vào thực thi sẽ có hàng trăm hàng ngàn thử thách (ý tưởng càng to lớn, càng qui mô thì thách thức đến hiện thực càng nhiều). Nên chính trong quá trình thực hiện mà ý tưởng được mài, gọt, để trở nên sắc sảo, rực rỡ và sau cùng trở thành thành quả.

    Nhiều lãnh đạo có ý tưởng nhưng thiếu năng lực/ kinh nghiệm triển khai nên cuối củng cũng không đạt thành tựu. Cứ nghĩ nhưng không biến cái nghĩ thành hiện thực được thì chất lượng nghĩ cũng trở nên kém chất lượng theo thời gian, do không vượt qua phép thử của hiện thực. Nói nhiều mà không làm được bao nhiêu là vậy!

    Nghĩ, rồi làm, rồi điều chỉnh, làm cho chất lượng nghĩ được cải thiện, từ đó chất lượng thực hiện cũng đương nhiên cải thiện. Cái nghĩ, cái làm lần sau sẽ có chất lượng hơn cái nghĩ, cái làm lần đầu. Đây là quá trình song hành liên tục.
    Thế nên mình tin rằng người lãnh đạo tốt phải có cả hai tố chất/ năng lực nghĩ và làm, tư duy và triển khai. Chỉ tư duy bàn giấy mà không triển khai, sau một thời gian sẽ xa rời hiện thực. Ngược lại chỉ làm mà không nghĩ sẽ lạc lối.

    Tất nhiên ta không thể đòi hỏi, các lãnh đạo cao cấp sẽ là người triển khai mọi việc. Ưu tiên của họ vẫn là vai trò bộ não của tổ chức. Nhưng, nghĩ- làm - cải thiện- nghĩ tốt hơn- làm tốt hơn- nghĩ....

    2.

    Nếu (1) nhắc nhở các nhà lãnh đạo không nên xa rời công tác thực thi, hiện trường, thì ở (2) mình lại thấy 1 hiện tượng khác - hiện tượng các lãnh đạo cấp cao quá xa đà vào các công việc thực thi mang tính sự vụ, mà không có thời gian đầu tư cho quá trình tư duy, suy nghĩ, để trở thành bộ óc có giá trị của tổ chức. Nếu sêp cấp cap mà luôn bận rộn với công việc giấy tờ, họp hành, ký tá các văn bản, thì cẩn thận anh ta đang đóng vai trò một nhân viên hành chính cấp cao, chứ không phải một nhà lãnh đạo mang tầm vóc bộ óc của tổ chức.

    Anh ta cần nhiều thời gian để tư duy, để kết nối, mà có lẽ nên ít nhất là 40-50% thời gian. Còn hiện nay ở rất nhiều tổ chữc mà mình thấy thì đa phần 90-110% thời gian dành cho sự vụ.
    Nhiều người cứ hay than bận lắm, không có thời gian mà thở...mình không đánh giá cao chuyện này. Bận không hề là thang đo của hiệu quả và chất lượng.

    Tổ chức như thế, lãnh đạo như thế chỉ may lắm duy trì tổ chức chứ khó lòng phát triển vì thiếu chất lượng của tư duy.

    Link bài viết: Thinker vs. Doer: Bận có là thang đo của hiệu quả?
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...