Dành cho những anh chị CEO hôm nay không thể thu xếp tham dự, mình đã lọc nhanh ra 20 vấn đề và nội dung trao đổi mình thấy có giá trị nhất của chương trình hôm nay để mọi người tham khảo thêm. Cảm ơn các Thiên thần và Shark đã mang đến chương trình ý nghĩa và cực kỳ cần thiết cho các SME & Startup trên con đường huy động vốn đầu tư. 1. 04 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XUỐNG TIỀN CỦA "CÁ MẬP" - Sản phẩm (Anh bán gì?) - Thị trường (Sản phẩm của anh bán cho ai) - Con người (Anh và team anh là ai?) - Khả năng thoái vốn (Giá trị mang lại cho nhà đầu tư) 2. BỐN THỨ BÁN CHO NHÀ ĐẦU TƯ - Sản phẩm - Dịch vụ - Giải pháp - Mô hình kinh doanh 3. "CHƠI" VỚI NHÀ ĐẦU TƯ THẾ NÀO? Đừng đợi đến khi có nhu cầu huy động vốn mới bắt đầu tiếp cận nhà đầu tư. Nếu có nhu cầu gọi vốn, cần phải dành nhiều thời gian cho nhà đầu tư, đặc biệt là Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor). Phải Biết – Phải quen – Phải thân – Phải hiểu – Phải chơi được thì mới đến Làm Việc được. 4. Trước khi bán một thứ gì đó cần: LÀM BẠN - BÀN - BÁN 5. Muốn làm việc tốt với Quỹ, cần hiểu Insight về Quỹ. Để hiểu Insight về quỹ, cần tìm hiểu về: - Lịch sử đầu tư của Quỹ - Các deal size (giá trị thương vụ đầu tư) phổ biến mà Quỹ từng thực hiện - Phương án thoái vốn (exit) của Quỹ trong quá khứ 6. CÔNG NGHỆ LÀ THỨ: - Giúp doanh nghiệp đến gần nhất với khách hàng; - Giúp doanh nghiệp hình thành chuỗi - Giúp doanh nghiệp sản xuất 01 NHƯNG bán được 10. 7. CÂU CHUYỆN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA STARBUCKS Starbucks sử dụng các máy pha cà phê tối tân, tạo ra chất lượng sản phẩm đồng nhất và không phụ thuộc vào con người. Từ đó, nhân viên Starbucks có nhiều thời gian giao tiếp với khách hàng hơn, từ đó chất lượng chăm sóc khách hàng được cải thiện. 8. CÂU CHUYỆN VỀ VIRALWORK Thay vì hỏi ngay đến doanh thu, giá trị công ty, điều cần thiết phải xét đến chính là Core Value mà Startup mang lại là gì, người Founder phải hiểu được chính sản phẩm mình đưa đến cho khách hàng. Viralwork được đầu tư vì họ hiểu rõ về Sản phẩm, Doanh thu và Con đường phát triển. 9. QŨY ĐẦU TƯ KHÔNG PHẢI QUỸ TỪ THIỆN! Quỹ đầu tư là để Startup mang đến cơ hội đầu tư chứ không phải mời chào lấy tiền. 10. NHÀ ĐẦU TƯ & STARTUP: CUỘC HÔN NHÂN KHÓ ĐOÁN Hai chủ thể này có thể giống nhau ở giấc mơ nhưng khác nhau quan điểm để đi đến thành công. Cốt lõi của đầu tư là làm cho doanh nghiệp được đầu tư trở nên thành công. Đầu tư là một cuộc hôn nhân, đến với nhau không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là khởi đầu của con đường đi tìm hạnh phúc. 11. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY KHỞI NGHIỆP Điều này là cần thiết, phải làm nhưng không dễ dàng vì rất mơ hồ. Đối với những Startup vừa mới hình thành thì việc định giá này về bản chất cũng như định giá giấc mơ của Founder. Vì vậy, tỷ lệ mong muốn sở hữu của nhà đầu tư thường chiếm tỷ lệ cao, từ 30 – 45% trở lên. Công ty càng phát triển thì tỷ lệ mong muốn sở hữu thường có xu hướng giảm xuống trên khoản đầu tư tương ứng. 12. VẤN ĐỀ KHI ĐỊNH GIÁ - Mục đích: Mua để “diệt” hay mua để cộng hưởng? - Vị thế đàm phán: Ai cần ai hơn, Startup là “kèo trên” hay “kèo dưới” hay ngang bằng? - Xác định được Startup có phải là mảnh ghép đầu tư mà Nhà đầu tư cần hay không 13. CÁ MẬP THÍCH FOUNDER NHƯ THẾ NÀO? - Cứng đầu - Đáng tin cậy - Sành sỏi về thị trường - “Thơ ngây” về tài chính (Trung thực trong những con số) 14. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ KHI PITCHING Chỉ từ những khoảnh khắc ngắn khi Pitching, nhà đầu tư có thể quyết định có đầu tư hay không. Startup cần giới thiệu rõ ràng, ngắn gọn để nhà đầu tư hiểu được sản phẩm/dịch vụ đang bán, đồng thời cần có khả năng thuyết trình – kể chuyện và “thần thái”. Phải rèn luyện năng lực kể chuyện và tự đánh giá mức độ “cần mình” của nhà đầu tư để có cách đàm phán phù hợp. 15. Thước đo của một thương vụ đầu tư thành công là số tiền đầu tư được bỏ vào dự án/Startup đó. Lưu ý rằng, các quỹ đầu tư vừa có thể trở thành đối thủ vừa có thể trở thành “bạn bè” trong cùng một thương vụ đầu tư. 16. 01 FOUNDER HAY NHIỀU COFOUNDER HẤP DẪN HƠN? Tùy vào khẩu vị từng Shark, có thể nhiều Co-Founder để mỗi người giỏi một lĩnh vực, cả team phối hợp và giúp đỡ nhau. Cũng có thể 1 Startup với duy nhất 1 Founder lại tránh được tình trạng "một chuồng có hai hổ". Nhưng tóm lại, đội ngũ sáng lập phải có 1 người leader. NHIỀU CON NGƯỜI NHƯNG CHỈ CẦN CÓ 1 BỘ NÃO DẪN DẮT! 17. DUE DILIGENCE Quy trình làm thẩm định trước khi đầu tư (Due Diligence) ngoài các vấn đề liên quan đến con số, tài liệu sẽ có phần phụ thuộc vào sự tin tưởng giữa Nhà đầu tư và Startup. Có thể tạm chia ra làm 02 khía cạnh: - Thẩm định về con người - Thẩm định về doanh nghiệp/dự án được đầu tư 18. Ý TƯỞNG CÓ GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO? Ý tưởng có khi là "Ý CỦA NGƯỜI TA - TƯỞNG CỦA MÌNH". Chúng ta chỉ là người phát triển ý tưởng đã có, chỉ khác nhau ở điều kiện phát triển và ai là người làm tốt hơn. Cùng một ý tưởng nhưng quan trọng là việc đầu tư vào thị trường hướng tới thực hiện thế nào và khi nhà đầu tư chọn mình thì ý tưởng đó phải thành hiện thực. Vì vậy, ý tưởng đầu tư cần có sự thuyết phục cao. 19. CÁ MẬP CHỈ CẦN TIỀN? Bản thân việc đầu tư đã mang lại các giá trị xã hội (ví dụ: tạo ra việc làm, tạo ra sự tiện dụng cho người sử dụng...). Tuy nhiên việc đầu tư là để những Startup đó phát triển hơn, đồng nghĩa với sự đóng góp cho xã hội nhiều hơn - chứ không làm từ thiện. 20. MỤC TIÊU CỦA SHARK TANK Tìm kiếm những công ty tạo ra lợi nhuận, qua đó gián tiếp tạo ra giá trị xã hội. Đối với những doanh nghiệp xã hội thuần túy, các Founder có thể tìm kiếm đề nghị đầu tư từ những quỹ phù hợp và chuyên sâu hơn, ví dụ Quỹ CFA LÂM TUẤN MINH Co - founder & CEO LP Investment & Consulting - LPIC (a member of LP Group)