✔ 1. San bằng sân chơi Digital Marketing đem lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ hội cạnh tranh và thu hút khách hàng. Giờ đây các công ty nhỏ đã có trong tay những nguồn lực hiệu quả, và không cần phải có ngân sách khổng lồ như các ông lớn để có thể thực hiện quy trình tiếp thị và bán hàng tới khách hàng mục tiêu của họ. ✔ 2. Đem lại hiệu quả chi phí Vì Digital Marketing cho phép đưa thông điệp tới từng đối tượng cụ thể và đo lường hiệu quả tức thời, ngày càng có nhiều công ty dịch chuyển từ tiếp thị trên các kênh truyền thống sang đầu tư vào các công cụ và kỹ thuật tiếp thị trực tuyến. ✔ 3. Tăng doanh thu và nhân sự Có ba hoạt động Digital Marketing đã được thực tế kiểm chứng về hiệu quả đem lại doanh thu. Đó là SEO (tối ưu hóa để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm), tiếp thị trên mạng xã hội, và tiếp thị bằng email. Các hoạt động này vừa giúp tương tác mau chóng và hiệu quả với khách hàng mục tiêu, vừa có tỷ lệ chuyển đổi thành công cao từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng có giao dịch. Các doanh nghiệp tận dụng kỹ thuật Digital Marketing có nhiều cơ hội tăng trưởng về doanh thu và đội ngũ nhân sự hơn hẳn các công ty khác. ✔ 4. Đem lại hiểu biết về khách hàng Khi doanh nghiệp tạo ra các điểm tiếp xúc với khách hàng và tương tác với họ trên đó, doanh nghiệp thu được những thông tin giá trị về nhu cầu và tâm lý khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng tăng sự hài lòng của khách hàng, khiến khách hàng quay trở lại, tăng doanh thu nhờ những gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với các nhu cầu khác nhau, tăng tỷ lệ bán chéo và bán gia tăng, tăng hiệu quả chi tiêu marketing và đo lường hiệu quả mau chóng. ✔ 5. Phục vụ khách hàng trên di động Người dùng di động ngày nay hầu như đều trải qua ít nhất một lần tương tác với thương hiệu trên di động trước khi trở thành khách hàng. Trải nghiệm trên di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của người dùng. ✔ 6. Xây dựng uy tín thương hiệu Đem lại giá trị cho khách hàng như đã hứa và đem lại trải nghiệm nhất quán tại các điểm tiếp xúc sẽ giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. ✔ 7. Mang lại hiệu quả đầu tư Chỉ tiêu then chốt đánh giá sự thành công trong Digital Marketing là duy trì được ổn định một số lượng khách hàng mục tiêu ghé thăm và sau đó để lại thông tin cá nhân, rồi mua hàng. Càng mau chóng đạt được chỉ tiêu này thì chỉ số sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) càng tốt. ✔ 8. Nhiều bình luận tốt củng cố niềm tin khách hàng tiềm năng Đòn bẩy trong Digital Marketing chính là những lời nhận xét tích cực mà những người thực sự đã mua hàng chia sẻ với cộng đồng mạng xã hội. Người dùng ngày nay đồng cảm và tin tưởng những đánh giá tự nguyện này hơn là lời quảng cáo từ chính thương hiệu. ✔ 9. Khuyến khích những hành vi có lợi cho thương hiệu Các mạng xã hội ngày càng nghĩ ra những nút Call-to-Action rất thông minh và sáng tạo, như thích (like), đăng ký (sign up), gọi điện thoại (call), tải về (download), và mua hàng (buy). Những nút này khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn và lâu hơn với thương hiệu. Đồng thời, chúng cũng đem lại cơ hội cho những cảm xúc tích cực khi tương tác. ✔ 10. Giúp doanh nghiệp sẵn sàng cho kỷ nguyên mọi thứ đều kết nối (IoT) Có một thực tế là ranh giới giữa thế giới thực và thế giới số đang ngày càng được xóa nhòa. Hai thế giới đang hòa nhập với nhau như thế nào? Chính là qua các thiết bị điện tử được kết nối và truyền thông tin cho nhau qua Internet, từ điện thoại thông minh, tablet, đồ công nghệ kiêm thời trang để đeo, đến thiết bị gia dụng và những thứ khác. Trong kỷ nguyên IoT, Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp xuất hiện bất cứ khi nào khách hàng cần, đáp ứng được nhu cầu của họ đúng nơi và đúng lúc.