THAY ĐỔI TẤT CẢ TỪ MỘT TRANG GIẤY

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Kim Lý, 9/1/18.

  1. Kim Lý

    Kim Lý Member

    Tôi luôn tôn thờ chủ nghĩa tối giản (minimalism) trong thiết kế và cuộc sống. Trong những thiết kế tối giản tác giả phải lựa chọn cắt bỏ đi rất nhiều thứ mình muốn đưa thêm vào để chỉ còn một vài món. Nhưng vì chỉ còn một vài món nên thông điệp sẽ rất rõ ràng. Sức tác động (impact) của thiết kế sẽ cực mạnh, dĩ nhiên sẽ còn tùy thuộc vào năng lực của nhà thiết kế.

    Chính vì vậy khi huấn luyện, tôi tin rằng có thể truyền tải rất nhiều điều trên một trang giấy A4. Ngày thứ 7, 06/01/2018 vừa rồi, tôi đã thực hiện điều này. Chỉ bằng một trang giấy, tôi chứng minh với gần 200 học viên rằng chúng ta có thể THAY ĐỔI TẤT CẢ:
    - Thay đổi niềm tin
    - Thay đổi hành vi
    - Thay đổi thói quen
    - Thay đổi cách suy nghĩ
    - Điều chỉnh thái độ
    - Tập trung vào công việc
    - Loại bỏ lãng phí
    ...

    Như trong bài trước tôi có viết về việc thay đổi cách suy nghĩ liệu có khó hay không. Tôi khẳng định là không khó. Tất cả là do chúng ta hiểu được tâm lý hành vi của con người và thiết kế “luật chơi” phù hợp. Khi đó hiệu quả làm việc sẽ tăng trưởng vượt trội vì tất cả mọi người đều hướng đến những mục tiêu chung, thay vì để trí óc, cảm xúc đi lang thang khắp mọi nơi.

    - Chúng ta có thể sai.
    - Bán hàng hóa ra lại quá đơn giản.
    - Những năng lực của công ty mình trong thế kỷ 21 bắt đầu bằng chính mình.
    - Lộ trình tán tỉnh khách hàng bắt đầu bằng cách giúp họ nhận ra họ cần mình và vài chục “điểm chạm” khác được thiết kế và tính toán chặt chẽ.
    - Siêu công cụ Con đường của Khách hàng (Customer Journey - tôi về phải luyện lại phát âm chữ Journey mới được!) với sức mạnh giúp doanh nghiệp lập bản đồ toàn bộ hoạt động của mình.
    - 3 hệ thống nâng cao năng lực Bài Học, Bài Luyện Bài Toán vô cùng đơn giản và hiệu quả khi Bài Toán chính là những điều chúng ta đang phải đối mặt giải quyết mỗi ngày.
    - 7 bộ công cụ giúp định hướng doanh nghiệp từ đường xa 20-30 năm đến công việc diễn ra trong ngày.
    ...

    Bài học thì có rất nhiều nhưng bản chất lại nằm ở mấy chỗ:
    - Trả lời các câu hỏi “Làm sao chúng ta thay đổi...”. Chỉ riêng chữ “Làm sao chúng ta...” (How Might We) cũng là một cách định hướng tư duy bằng câu hỏi siêu thông minh được phát minh ra từ P&G vào những năm 70 và được công ty thiết kế sáng tạo trùm thế giới IDEO lan truyền rộng rãi.
    - 10 tiêu chí quyết định: nhanh, dễ, chi phí thấp, kết quả, rõ, vui,...
    - Thực hiện được RA KẾT QUẢ trên 1 trang giấy. MỖI NGÀY.

    Định hình tư duy và hành vi của chính mình và của đồng đội mình trên một trang giấy. ĐÓ LÀ LUẬT CHƠI, chúng ta cần cam kết tuân thủ.

    Chúng ta ai cũng dễ mất tập trung bằng cách tư duy nhảy loạn cào cào, lúc tìm hiểu vấn đề thì nhảy ngay vào giải pháp và tranh cãi về giải pháp này. Rốt cục không kịp đào sâu hiện trạng và cũng chẳng kịp bàn tới các hướng giải pháp khác. Mô hình GROW định hình hiệu quả của một cuộc họp giải quyết vấn đề thông qua quy trình chặt chẽ được tính theo từng phút chia làm 4 giai đoạn:
    - G - goals: Mục tiêu của mình là gì?
    - R - reality: Thực tế, hiện trạng đang diễn ra điều gì?
    - O - opportunities: Có những hướng giải nào?
    - W - ways: Mình sẽ chọn những hướng đi nào?
    Phương pháp này lái sự tập trung của những người tham gia từng giai đoạn của cuộc họp vào từng mục tiêu củ thể. Khi tìm hiểu về mục tiêu thì chưa bàn hiện trạng. Khi đào sâu hiện trạng thì chưa bàn đến giải pháp. Khi bàn giải pháp thì chưa lựa chọn. Chỉ đơn giản như vậy nhưng vô cùng hiệu quả. Ai tham gia cũng xuất hết toàn lực giúp giải quyết vấn đề mà đồng đội đang mắc phải. Tổng thời gian dưới 1 giờ cho 1 vấn đề và với hơn chục người tham gia, chúng tôi (Team Hồng của CLB QTvKN) đã đẻ ra khoảng hơn 30 hướng giải quyết! Nếu tóm tắt luật chơi của GROW, bạn sẽ không tốn hơn 1 trang giấy A4.

    Mô hình 6 CÁI NÓN TƯ DUY của De Bono cũng dựa trên việc nhìn nhận con người nhảy loạn về tư duy như vậy và đưa ra 6 hướng nhìn về sự việc:
    - Mũ trắng: Số liệu, sự kiện...
    - Mũ đỏ: Cảm nhận, cảm giác, cảm xúc...
    - Mũ đen: Vấn đề, các rủi ro có thể xảy ra...
    - Mũ vàng: Lợi ích, giá trị, những điều tốt có thể xảy ra...
    - Mũ xanh lá: Hướng giải quyết mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới...
    - Mũ xanh dương: Quy trình, các bước thực hiện, kế hoạch thực hiện...
    Tùy theo công việc cần bàn để giải quyết, người dẫn dắt cuộc họp (facilitator) sẽ lựa chọn đội mũ nào trước, sau và có thể đội một cái mũ nhiều lần. Tất cả là lái sự tập trung, tư duy, sáng tạo, kiến thức, ý tưởng, năng lực, cảm xúc của mọi người vào 1 chủ đề đem lại hiệu quả cao nhất: giải pháp tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Nếu tóm tắt luật chơi của 6 cái nón tư duy, bạn sẽ không tốn hơn một trang giấy.

    Mô hình Design Sprint được Jake Knapp và các đồng nghiệp ở công ty quỹ đầu tư của Google - Google Ventures - thiết kế ra trong khi còn làm việc tại Google và sau đó ứng dụng với các doanh nghiệp mà họ đầu tư vào. Bản chất là một quy trình diễn giải quyết một VẤN ĐỀ LỚN và kiểm chứng (validate) ý tưởng này với KHÁCH HÀNG trong vòng chỉ 5 ngày - từ thứ 2 tới thứ 6.
    - Thứ Hai: Tìm hiểu vấn đề và đặt ra mục tiêu.
    - Thứ Ba: Phác thảo (sketch) các hướng giải quyết.
    - Thứ Tư: Lựa chọn hướng giải quyết nào “khá” nhất.
    - Thứ Năm: Xây dựng nguyên mẫu (prototype) gần giống thực tế nhất.
    - Thứ Sáu: Kiểm nghiệm với 5 khách hàng và quyết định thực hiện ý tưởng vào thực tế hay không.
    Chi tiết các bạn có thể tìm thấy trên... Google. Họ cung cấp cách làm rất đầy đủ. Nếu tóm tắt lại các luật chơi của Design Sprint, nó cũng chỉ khoảng 1 trang giấy.

    Thay đổi tư duy, thay đổi hành vi của chính mình không hề khó.
    Thay đổi tư duy, thay đổi hành vi của người khác cũng không hề khó.
    Chúng ta đã làm sai rất nhiều nên mọi chuyện trở nên khó.
    Điều cần làm là bắt đầu học lại về con người, điều cần làm là điều chỉnh, mỗi ngày, bằng một trang giấy. Nếu bạn quen, chỉ mất 30-60 phút.

    Chúc bạn thành công.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...