Mình đã làm chủ rất sớm , năm bảy tuổi gì đó khi có nhận thức thì trong nhà đã có người làm. Với cha mẹ mình, những người chân quê, thì những người làm trong nhà đều được xem là con là cháu . Mẹ mua gì cho mình thì chị giúp việc nhà có đó, mua gì cho các anh trai thì các anh làm cũng có đó. Gia đình mình ăn gì thì tất cả người làm trong nhà ăn đó và đặc biệt là ăn cùng một lúc, cùng bàn không phân biệt, không kẻ trước người sau. Các anh chị ấy đến tuổi lập gia đình ba mẹ mình cũng lo chu đáo. Mình lớn lên theo học sư phạm với ước mơ mang chữ về quê cho các em còn nghèo khó. Nhưng đời không như là mơ, không được bán chữ nuôi thân mà phải buôn bán NS(các bạn có thể hiểu là NƯỚC SÂM cũng được ) Vì ở quê hương thứ hai của mình người ta trồng loại này quá trời. Anh tổ trưởng bốc xếp như một người anh ruột thịt. Nhìn tiến độ làm hàng chậm , mình chỉ nhắc nhỡ: anh ba ơi, làm sáng giờ sao đống hàng mới bằng mả Đạm Tiên vậy? Anh ấy trả lời : chút xíu nữa thành núi Thái Sơn giờ ! Cứ vậy mà đối đãi với nhau. Xuất hàng loại một, loại hai, loại ba cho khách hàng nào chỉ cần nói là anh ấy điều động công nhân làm đúng y chang . Chỉ thêm anh ấy mức lương trách nhiệm . Đời lại không như là mơ. Một vài loại cây công nghiệp lên ngôi. Người ta bỏ cây truyền thống để trồng cây mới thời thượng hơn . NƯỚC SÂM của mình ít dần và gần như không ai màn tới nữa . Nhà xưởng có sẵn, mình quyết định mở một ngành mới cho nó thời thượng . Mọi thứ bắt đầu lại từ đầu! Tuyển công nhân, đào tạo, thử việc, chính thức , cán bộ, quản lý ...Tất cả mình cho công nhân tự bình chọn lẫn nhau và ký tên đầy đủ với lời cam kết là tín nhiệm người mình đề cử . Trong xưng hô không gọi mày tao, lớn hơn gọi bằng anh chị, ngang tuổi gọi bằng bạn, nhỏ tuổi nhất được gọi bằng út . Họ đã thật sự là một gia đình , yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau . Phải nói là một tập thể tuyệt vời . Lúc đó chưa có thẻ ATM như bây giờ, tiền lương mình phát trong bao thư, tiền thưởng mình viết thêm một mảnh giấy nhỏ : tháng này cô thêm con nhiêu đây nhớ mua thêm thức ăn vì con xanh xao quá , tháng này con được thêm nhiêu đây vì cô thấy con làm vệ sinh sạch sẽ và về sau mọi người ...Họ thật sự là những người thân của mình, mình chăm sóc như người nhà và mình ăn cơm cùng mâm với họ . Có một điều làm mình giật mình và đưa vào nội quy luôn vì lãnh lương xong bì thư trắng xoá ngoài cổng và ngay chỗ bãi xe . Những tờ giấy viết tay của mình cũng cùng số phận. Quy định mới nhất : ai giữ bì thư cuối năm đem vô công ty đổi quà ! Mình đã hình thành cho họ biết tôn trọng nhau như thế đó . Dần dần họ cũng hiểu ra . Chuyện hình thành ý thức tập thể cho người nông dân đã quen sống tự do tự tại thì có kể đến chừng nào cũng không hết. Nhưng mình đã kiên trì hình thành cho họ những thói quen tốt . Đời lại không như là mơ . Bên trong ánh hào quang ngành Fu của Việt Nam mỗi năm xuất khẩu năm tỷ đô có biết bao nhiêu ông chủ phải trắng tay. Mình cũng trong số đó ! Mình phải chia tay cái tập thể tuyệt vời ấy ! Và chuyện cổ tích đã xãy ra : Những bao thư, những mảnh giấy nhỏ ngày nào lại quay về , bên dưới lại thêm mấy dòng viết tay : con cảm ơn cô, các con có ngày hôm nay là nhờ cô giáo dục . Các con đi xin việc rất dễ vì đã làm việc ở xưởng cô . Cô hãy nhận lại tấm lòng của các con như ngày nào cô đã cho và rất mong được quay về bên cô ! Thật không uổng công phải không các bạn ? Và chính những dòng chữ nguệch ngoạt nhưng chân tình ấy lại là động lực thôi thúc mình đứng dậy sau bão các bạn ạ ! Mong rằng chút ít chia sẻ này là món quà nhỏ mang niềm vui đến các bạn sau giờ tám làm việc