Thử ngay 3 cách này nếu bạn đang bị mắc xương cá

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Adrenalin, 6/3/19.

  1. Adrenalin

    Adrenalin Member

    Mắc xương cá là tình trạng rất thường gặp
    Thống kê của bệnh viện nhi Trung Ương cho thấy có đến 95% các ca nuốt phải dị vật ở trẻ em có liên quan đến xương cá. Ở người lớn, mặc dù ít các ca nuốt phải dị vật nhưng tỉ lệ mắc xương cá cũng rất cao. Đặc điểm của xương cá là có hình dáng sắc, nhọn, dễ gây ra viêm nhiễm khi mắc phải.

    Tùy từng trường hợp hóc xương cá mà tình trạng hóc xương cá có thể nhẹ hoặc nặng. Với những trường hợp nhẹ, người bị hóc xương cá có thể bị đau, cảm giác vướng cổ họng. Tuy nhiên với những trường hợp nặng thì có thể bị chảy máu, viêm nhiễm, hình thành ổ nhiễm trùng.

    Nguyên nhân mắc xương cá thường gặp
    Những trường hợp bị mắc xương cá có thể liên quan đến những nguyên nhân chính như:

    • Người bệnh ăn uống vội vàng, không cẩn thận.
    • Bệnh nhân nói chuyện, cười đùa trong lúc ăn khiến xương mắc vào cổ.
    • Ăn cá trong lúc say rượu, khiến bệnh nhân mắc phải xương.
    • Bệnh nhân có tình trạng hẹp thực quản.
    • Người có các rối loạn về cử động, tâm thần.
    • Những trường hợp ăn cá nhưng không nhai kỹ.
    Những dấu hiệu nhận biết khi bị mắc xương cá
    Sau khi ăn cá, những trường hợp bị mắc xương có thể nhận biết được qua các dấu hiệu như:

    • Họng bị đau, đau cả khi nuốt và đau khi không nuốt.
    • Có dấu hiệu bị khàn tiếng, tắt tiếng.
    • Người bị hóc xương cá có thể cảm nhận được cảm giác dị vật chắn ngang cổ họng.
    Những vị trí hóc xương cá
    Cổ họng là ngã tư giữa hai con đường là đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vị trí cổ họng vừa nối liền với khoang miệng ở phía trước, thông với mũi ở phía trên, nối với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Về giải phẫu, bản thân vùng họng chia làm 3 phần gồm họng mũi, họng miệng, họng thanh quản. Khi bị hóc xương cá, có 2 vị trí phổ biến cần chú ý, bao gồm:

    • Vùng họng miệng: là vị trí rất dễ vướng, mắc dị vật. Vùng thành sau họng miệng cũng liền tiếp với thành sau họng mũi và họng thanh quản. Bên hông thành họng miệng có amydan họng khẩu cái nằm trong hốc amydan. Đây chính là vị trí mà dị vật như xương cá thường mắc kẹt nhiều nhất.
    • Vùng họng thanh quản: có vị trí đi từ ngang tầm xương móng xuống miệng thực quản. Họng thanh quản có hình dạng phễu với phần miệng to, mở thông với họng miệng, ở đáy phễu là miệng thực quản. Ngoài ra, thành họng miệng còn có đáy lưỡi, sụn thanh nhiệt, sụn phễu thanh quản cũng là những vị trí dễ mắc xương cá khi ăn.
    3 cách xử lý khi bị hóc xương cá
    Tiến sĩ, Bác sĩ Shalini Arulanandam, khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa Singapore hướng dẫn cho bệnh nhân những cách phòng chống và xử lý khi bị mắc xương cá sau đây:

    Cách xử lý
    1. Ngừng ăn

    Khi bị mắc xương cá, bạn cần phải ngừng ăn ngay để tránh làm mắc xương sâu hơn. Do đó, khi có cảm giác vật lạ kẹt vào cổ họng, bạn nên ngừng nuốt, cố gắng nhả hết thức ăn trong miệng ra.

    2. Ho

    Ho là một trong những bản năng của cơ thể để đẩy nhiều loại dị vật ra ngoài cơ thể. Tình trạng ho thường xảy ra khi có các chất dịch chặn ngang cổ họng (như đờm) hoặc các dị vật (trong đó có xương cá). Đối với những mảnh xương nhỏ, ho có thể khiến xương bật ra ngoài. Tuy nhiên không nên cố gắng ho nếu không ho được vì có thể khiến xương cá cắm sâu hơn vào cổ họng.

    3. Đến bác sĩ

    Trong trường hợp không lấy được dị vật ra khỏi cổ họng, bạn không nên cố gắng áp dụng các phương pháp truyền miệng, mẹo,… mà nên đến bác sĩ để có thể lấy ra một cách an toàn. Đối với một số trường hợp xương to, cắm sâu vào cổ họng hoặc nặng hơn là kẹt trong ruột, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật.

    Lưu ý: khi bị mắc xương cá, không nên cố gắng ăn thêm cơm, nuốt thức ăn thêm vì có thể gây nghẹn cổ họng, sặc thức ăn vào phổi rất nguy hiểm. Trường hợp xương cá vào dạ dày, ruột có thể gây tổn thương cho những khu vực này.

    Phòng ngừa mắc xương cá như thế nào?
    Theo các chuyên gia, nên chú ý phòng ngừa mắc xương quá bằng cách tập một số thói quen khi ăn cá theo tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bệnh nhân nên lưu ý một số thói quen như:

    • Không vừa cười nói vừa nhai thức ăn, đặc biệt là các thức ăn có xương.
    • Tách xương cá ngay trong dĩa, sau khi tách mới cho cá vào bát ăn. Không nên cho cả miếng cá vào miệng rồi sử dụng răng và lưỡi để tách xương.
    • Có thể lựa chọn cá phi lê vì xương đã được gỡ bỏ trong quá trình chế biến.
    • Nhai kỹ khi ăn cá để cảm nhận được các mẩu xương nhỏ li ti trong quá trình chế biến.
    • Lựa chọn các loại cá lớn, dễ tách xương để dễ tách, hạn chế nguy cơ mắc xương.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người