Làm Thương hiệu doanh nghiệp nói riêng hay làm Kinh doanh (Business) nói chung trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay đòi hỏi nên có tư duy dám khác biệt, dám đổi mới một cách linh hoạt, không nên rập khuôn theo lối “tôi cũng vậy”, bấu víu vào những trường hợp thành công trước đó từ các thương hiệu thành công ở cùng một ngành hàng. Nếu chúng ta mãi làm theo họ thì đồng nghĩa là chúng ta đi theo cuộc chơi mà họ dẫn dắt. Sự thật thì thị trường nào cũng đầy đối thủ mạnh hoặc tiềm ẩn, họ liên tục tạo ra các giá trị mới nhờ vào sự sáng tạo, đổi mới liên tục. Do đó, việc an phận ở một chiến lược an toàn vì ngại rủi ro, trông chờ đối thủ dính phốt để chúng ta vượt mặt là điều nên tránh. Làm Marketing, làm thương hiệu hay làm Kinh doanh là phải linh hoạt, đổi mới, khác biệt liên tục, tạo ra giá trị mới. Ngày nay, khi cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra dẫn theo làn sóng thay đổi ở xã hội nhanh như vũ bão, thói quen/hành vi mua sắm khách hàng thay đổi theo tốc độ tuần này chê Shopee tuần sau qua mua đồ ở “TOP TOP”. Ví dụ điển hình là việc mua sắm online ngày càng phổ biến, thanh toán “không tiền mặt” ngày càng lớn dần, rào cản ngành ngày một thấp, muốn mở một cửa hàng bán lẻ chỉ tốn có 5 phút là mở được một gian hàng trên Shopee hay Lazada. Muốn sản xuất sữa tắm hay dầu gội các nhà cung cấp/gia công bây giờ với thời đại mở - thế giới phẳng nên họ có rất nhiều tiềm lực đầu tư hay “lục lọi” thông tin, tìm kiếm các nguồn mua khác nhau trên thị trường, họ dễ dàng copy công nghệ nước ngoài, mua máy móc giá rẻ từ Trung Quốc, tích tắc là có thể đưa ra 1 giải pháp toàn diện, bao gồm như là: công thức, bao bì và sản xuất cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhảy vào thị trường này. Đây là thực sự là bối cảnh làm Business ngày nay, 1 điều đắn đo dành cho những ai chọn theo con đường xây dựng Thương hiệu doanh nghiệp. Hãy nhìn vào tấm gương của thương hiệu Kodak - thương hiệu số một thị trường máy phim/ảnh cơ học vì không chịu chuyển mình trước xu hướng mới của làn sóng máy kỹ thuật số hay điện thoại có tích hợp máy ảnh kỹ thuật số nên đã lụi tàn nhanh chóng. Hoặc 1 Brand lớn như NOKIA, cũng là bài học tương tự với sự sụp đổ cả một đế chế vì mãi đắm chìm vào giá trị cũ (1 phần do chọn sai chiến lược cho dòng Smartphone). Giá trị lỗi thời của điện thoại đó là dòng điện thoại nút bấm Feature phone, cả 2 đều là thương hiệu lớn bậc nhất thế giới trong 1 giai đoạn nhất định nhưng đã phải nếm mùi thất bại khi không thay đổi hoặc khi nhận ra để làm thì đã không còn kịp. Nhìn lại gã khổng đồ Samsung đã mềm dẻo trước làn sóng 4.0 đến mức nào? Samsung liên tục đổi mới sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ mới liên tục với tốc độ nhanh chóng mặt để chiếm lĩnh vị trí innovative trong nhận thức của khách hàng, để họ cảm nhận, tin là Samsung hợp thời về công nghệ, hiện đại nhất dù cho cách đây hơn 15 năm trước hầu như chẳng ai biết đến điện thoại hay thương hiệu SamSung là gì. Hơn thế nữa, cuộc cách mạng công nghệ đẻ ra các startup về công nghệ có khả năng scale up thị trường với tốc độ nhanh khủng khiếp, vốn khổng lồ từ những quỹ đầu tư và ngân hàng đằng sau. Họ biết khai thác tốt về thế mạnh công nghệ và kết hợp tốc độ mở rộng thị trường rất nhanh như vũ bão nên việc ăn thị phần thần tốc chỉ sau một đêm là điều có thật. Hãy nhìn grab, họ chỉ mới vào Việt Nam hơn 5 năm nay nhưng ở thành phố nào có grab thì cánh xe ôm truyền thống sớm muộn cũng văng ra khỏi thị trường hoặc bản thân cánh xe ôm truyền thống phải trở thành tài xế của grab nếu họ muốn tồn tại. Ngoài ra, còn có sự mở rộng của các trang thương mại điện tử với các thương hiệu sừng sỏ như Shopee, Tiki, Lazada,.. Họ đua nhau đốt tiền để vào phát triển thị trường, đốt tiền nuôi dưỡng thương hiệu và giành giật thị phần. Họ đang gián tiếp đẩy các doanh nghiệp (nhãn hàng) kinh doanh mỹ phẩm, hàng chăm sóc cá nhân ở Việt Nam như là NIVEA, UNILEVER, L’OREAL rơi vào tình thế vô cùng khổ sở vì hàng mỹ phẩm xách tay Hàn Quốc được phân phối quá nhiều ở các cái trang này và được bán với giá cực kỳ cạnh tranh vì các shop online không phải đóng thuế, còn chi phí vận chuyển thì gần như được “đài thọ” suốt năm, suốt tháng từ các ông lớn mang danh “trung tâm thương mại online” này. Chúng ta có thể thấy, cách mạng 4.0 là một cuộc cách mạng đang dần tước đi “PHẦN NÀO” lợi thế của những tập đoàn lớn trước giờ đi theo mô hình kinh doanh truyền thống và các tập đoàn này buộc phải chuyển mình để tồn tại, bắt nhịp “câu hát 4.0”, nếu không sẽ sớm tiêu tùng như là Kodak hay Nokia do lòng kiêu hãnh không chịu thay đổi. Vì thế, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn/lâu đời lúc nào cũng ở trong tâm thế nhìn nhận lại chính bản thân họ có đang thay đổi để bắt kịp những giá trị mới trên thị trường hay không? Như trường hợp của taxi Mai Linh và Vinasun, họ cũng phải tung ra những app đặt xe để cân bằng với Grab. Nói tóm lại, 1 điều rất rõ ràng là khách hàng đang ngày một trở nên kém trung thành vì có vô số sự lựa chọn cho một loại sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ quan tâm đến trải nghiệm đa dạng nên họ thay đổi liên tục. Một thương hiệu được biết đến có thể là do chạy quảng cáo facebook quá nhiều, cũng dễ dàng lọt vào danh sách cân nhắc của sự lựa chọn mua hàng. Nhưng suy cho cùng nếu bất kỳ 1 sản phẩm nào thiếu sự gắn kết chặt chẽ, liên quan đến nhu cầu hay kết nối về mặt cảm xúc giữa thương hiệu lên tâm trí khách hàng thì có thể việc làm kinh doanh (business) đối mặt rủi ro tụt giảm thị phần, bị đối thủ bỏ xa trên hành trình chạy đua “tăng trưởng”, đánh mất vị thế “thương hiệu” trong bảng xếp hạng tâm trí khách hàng. “Một thương hiệu tốt là một câu chuyện không bao giờ dừng lại – Tony Hsieh, CEO Zappos” Phía trên là đôi dòng tâm sự về sự hiểu biết của em/mình/anh trong hoạt động tìm tòi, học hỏi về mảng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Nếu có sai sót hay cần thêm giá trị thảo luận thì mong mọi người đóng góp thêm. Cảm ơn mọi người.