TẠI SAO NÊN BỎ HỌP?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Kim Lý, 15/1/18.

  1. Kim Lý

    Kim Lý Member

    Như chia sẻ trong các bài trước là tôi rất thích nghiên cứu các cách kích hoạt sáng tạo. Thực chất nó quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định như cách thầy Phan Dũng - Triz - Phương pháp luận sáng tạo - hay nhấn mạnh. Tôi luôn tin:

    01- Mỗi người phải tìm cách tự học, cải tiến phương pháp học, mục đích học, mục tiêu học và đạt được kết quả (có kiến thức, có kỹ năng) nhanh, hiệu quả. Phần lớn chúng ta không có cách học tốt, không có phương pháp học khoa học, thiếu nhiều kiến thức nên dẫn đến:
    - suy nghĩ rập khuôn,
    - theo trào lưu,
    - thiếu tư duy phản biện,
    - thiếu đào sâu vấn đề,
    - thiếu kiến thức kỹ năng giải quyết vấn đề một cách triệt để,
    - chỉ nhăm nhe tìm "chiêu thức" để giải quyết "nhanh" và vì không đào sâu nên chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.
    ...

    * Các thái độ, tư duy, kỹ năng cần có, cần rèn luyện: Tò mò, ham học hỏi, tưởng tượng, chủ động giải quyết, tìm kiếm thông tin, phân tích, giải quyết vấn đề...

    02- Khi gộp chung nhiều người lại và cùng giải một bài toán, nếu biết phương pháp đúng, hiệu quả tăng. Ngược lại phương pháp không tốt, hiệu quả giảm, thậm chí gây tác hại (ví dụ tạo xung đột, rạn nứt quan hệ không đáng có). Tương tự ở trên do thiếu học tập và rèn luyện về hướng này (làm việc nhóm) nên chúng ta cũng thiếu hẳn các kỹ năng quan trọng và dẫn tới làm việc thiếu hiệu quả. Chúng ta thường:
    - ra lệnh thay vì thuyết phục,
    - không lắng nghe ý kiến của nhau,
    - không đọc được cảm xúc của nhau,
    - diễn giải sai và dán nhãn nhau,
    - có những niềm tin giới hạn về chính mình và về nhau,
    - giao tiếp kém cả nói lẫn viết,
    ...

    * Các kỹ năng cần có, cần rèn luyện: giao tiếp nói và viết, làm việc theo nhóm, lãnh đạo bằng ảnh hưởng, trí tuệ cảm xúc, thay đổi niềm tin, ngôn ngữ cơ thể...

    03- Do não người và thân thể người không được "thiết kế" cho các công việc cần trí tuệ, sáng tạo nên các phương pháp sáng tạo phần lớn sẽ đi ngược "tự nhiên". Nếu đúng theo tự nhiên, phần lớn chúng ta sẽ nhảy loạn từ chủ đề này sang chủ đề khác, tranh luận về hiệu quả của giải pháp rồi lại nhảy sang chủ đề khác, vấn đề khác, giải pháp khác. Trong cuộc họp phần lớn cũng chỉ một người nói và mọi người còn lại không đóng góp ý kiến, sử dụng năng lực của mình. Kết thúc một cuộc họp, làm việc nhóm, cuối cùng chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả. Kiệt sức, mất thời gian vì các cuộc họp mệt mỏi, chúng ta lại càng không tập trung vào buổi họp đó, chúng ta thường xuyên kiểm tra và trả lời tin nhắn, email trong lúc họp, thậm chí làm việc riêng hoặc chơi game! Và chúng ta gần như chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện họp, làm việc nhóm làm sao để hiệu quả hơn.

    * Các kỹ năng cần có: tổ chức cuộc họp hiệu quả, dẫn dắt cuộc họp để giải quyết vấn đề, kích hoạt và sử dụng kiến thức, năng lực của cả nhóm thay vì dồn lên vai một vài người...

    Trong bài trước, tôi có chia sẻ về Design Sprint, GROW, 6 chiếc nón tư duy. Tôi gọi các phương pháp này là Tư duy Nhóm có Cấu trúc. Tất cả các phương pháp này đều "ngược tự nhiên" và đòi hỏi chúng ta phải rất tập trung để tìm lời giải, lái tư duy không chỉ của cá nhân mà còn cả nhóm, kiềm chế bản thân để không nhảy sang giai đoạn khác của cuộc họp, tập trung vào vấn đề và tìm các hướng giải quyết thay vì tập trung công kích cá nhân...

    Câu hỏi:
    Liệu một giờ sử dụng phương pháp có đủ giải quyết một vấn đề?

    Trả lời:
    Không có phương pháp nào là hoàn hảo. Vì thế chúng ta không nên kỳ vọng là có một phương pháp thần diệu đảm bảo 100% giải quyết vấn đề. Dù có phương pháp đó, năng lực của chúng ta đi trên "con đường" đó (tôi hay gọi là "năng lực đi đường") cũng quyết định thắng thua. Hãy hình dung bạn ở vị trí của C. Ronaldo đá phạt trực tiếp và bạn biết lời giải là đá vòng cầu qua hàng rào người để vào góc trên bên trái cầu môn. Đẳng cấp của anh chàng Ronaldo có giải được bài toán này không dù đã biết giải pháp? Xác xuất sẽ là bao nhiêu? Và nếu bạn ở vị trí của anh ấy xác suất sẽ tuột xuống bao nhiêu?

    Với tôi, các buổi rèn luyện giải "Bài Toán" như vậy không chỉ tăng hiệu quả cuộc họp lên gấp ít nhất 10 lần, nó còn là một công cụ xây dựng đội nhóm hữu hiệu. Qua các buổi này, các kỹ năng, kiến thức, thái độ cần có trong đội nhóm được trau dồi, mài dũa, cả nhóm hiểu nhau hơn, phối hợp nhau tốt hơn và khai thác được điểm mạnh của nhau.

    Chúc các bạn bớt lãng phí trong các cuộc họp vô bổ và có hại...

    Trần Xuân Hải - Missionizer

    (MPC Buổi 2 - 11/01/2018 - reflection - CLB QTvKN - Team Hồng)
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...