Tại sao đất nước Mỹ có Google, Facebook, Apple, Tesla còn Việt Nam thì không?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Liberty, 29/11/17.

  1. Liberty

    Liberty Member

    PHẦN 1 :
    Khi sang Mỹ trong chuyến đi mới đây, ông Tuấn có gặp gỡ và hỏi một bạn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ: “Em sang đây có đủ tiền ăn và tiền đóng học phí?”

    “Không đủ đâu. Em nghèo mà”.

    “Em làm gì để kiếm sống?”

    “Em làm bồi bàn, bao gồm cả tiền tip cũng kiếm được 3.000 USD/tháng”.

    Và em sinh viên Việt Nam đã có đủ tiền trang trải học phí cũng như cuộc sống đắt đỏ ở Mỹ.

    Cũng câu hỏi trên, ông Tuấn hỏi một bạn sinh viên Mỹ khi bạn này phải sang bang khác học tập. Cậu sinh viên Mỹ này cũng không có đủ tiền trang trải học phí và tiền ăn, nhưng cậu không lựa chọn việc đi làm bồi bàn.

    “Những người như em rất nhiều, cho nên em đã tham gia một tổ chức phát động một phong trào hỗ trợ sinh viên nghèo có thể có việc làm kiếm tiền”, bạn sinh viên người Mỹ trả lời.

    Cậu bạn ấy, theo lời kể của ông Tuấn Hà, tổ chức đã huy động được sự tham gia của 21 trường, với hơn 5.000 sinh viên và kêu gọi được hơn 10 triệu USD vốn việc làm cho 5.000 sinh viên ấy.

    “Trở về từ chuyến đi Mỹ, tôi băn khoăn mãi tại sao nước Mỹ phát triển? Tại sao nước Mỹ có Facebook, Google. Không phải bởi họ học giỏi! Đó là vì họ làm gì cũng phải có cộng đồng, không như người Việt làm gì cũng nghĩ đến bản thân”, ông Tuấn Hà nói.

    Cộng đồng đúng nghĩa ở đây là

    1. Tư duy làm gì cũng phải nghĩ là mình cần sự hợp tác, không làm cái gì 1 mình cả
    2. Mục đích làm là vì cộng đồng cùng hưởng lợi, chứ không phải chỉ cá nhân mình
    3. Giải quyết bài toán lớn, có ích cho cộng đồng, không phải quyết bài toán nhỏ cá nhân

    "Làm gì cũng phải tìm sức mạnh từ nơi khác, chứ không phải chỉ dựa vào sức mạnh của một mình mình. Mọi người cứ nói sức mạnh là từ chính mình. Không phải! Cá nhân chỉ là một mà thôi. Sức mạnh lớn là sức mạnh từ sự cộng hưởng lực”.

    Cafebiz viết lại từ câu chuyện tôi nói trong dự án BizKafe tại Thevuon
    Câu chuyện là cảm nhận cá nhân từ chuyến đi Mỹ, các phần 2,3,4,5 sẽ chia sẻ thêm nếu những ai đang sống tại Mỹ hưởng ứng và đóng góp thêm cho chính xác
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Nước Mỹ thành công là nhờ từ bé đã hình thành tư duy làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, thay vì lợi ích riêng - Lợi ích chung này sẽ làm xã hội phát triển thay vì tư duy Kệ bố thiên hạ miễn là mình giàu"

    Phần 2 là câu chuyện thiết lập mục tiêu cá nhân S.M.A.R.T kiểu mới

    Tôi học trong lớp "Tư Duy Lãnh Đạo Toàn Cầu" do Đại học Hành chính công đặt tại Maryland tổ chức và môn học có tên gọi là : Lập Mục Tiêu của Cuộc Đời (LMTCĐ)

    Việc LMTCĐ vô cùng quan trọng , hãy tưởng tượng khi chúng ta còn là con tinh trùng bé nhỏ thì tất cả đều có 1 mục tiêu là tìm trứng và tất cả đều chạy thật nhanh để chiến thắng và có câu chuyện vui là : Mỗi khi cảm thấy mình chán nản thì hãy nhớ rằng chính ta đã từng chiến thắng 20 triệu thằng khác trong thời gian chỉ vài phút ! Giả sử con tinh trùng là mình đó không đặt mục tiêu đi tìm trứng thì chuyện gì đã xảy ra?

    Thế nhưng cũng chính là chúng ta bây giờ thì đa số đều chưa có được một mục tiêu tiếp theo để trả lời câu hỏi : Vậy chúng ta sống là để làm gì? Mục tiêu của hàng ngày học tập, làm việc là gì? Với quan điểm Phật Giáo thì cuộc sống là để tu tập giải thoát bản thân và phổ độ chúng sinh, nhưng với người không coi Phật Giáo là kiến thức chân lý thì mục tiêu cuối cùng chính là ghi dấu ấn tốt đẹp trong xã hội bằng các đóng góp khiến nhân loại tiến bộ có phải không bạn?

    Thường con người lờ mờ biết mục tiêu cuối cùng như trên nhưng lại vì mục tiêu ngắn hạn là giải quyết nhu cầu cơ bản như tháp Maslow đã chỉ ra nên hàng ngày chỉ bon chen thỏa mãn nhu cầu bản thân cho đến 1 ngày khi đã có hết thì mới biết được mục tiêu của mình là chưa đạt được và cảm thấy bỏ phí rất nhiều thời gian vào các mục tiêu vô bổ từ nhiều năm. Vì vậy đặt mục tiêu cuối cùng ngay từ những ngày đầu sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn về đích mà đỡ hao phí thời gian, tiền bạc và nguồn lực của mỗi người.

    Chúng ta thấy các đại gia ngày chưa thành công thì bon chen kiếm tiền và thỏa mãn nhu cầu cá nhân như Lâu đài, xe cộ.... nhưng khi có hết rồi thì lại thấy hay hỗ trợ khởi nghiệp, làm CSR, từ thiện, đào tạo nâng đỡ giới trẻ hay làm các hoạt động sáng tạo, phát triển xã hội... là do họ muốn ghi dấu ấn tốt đẹp vào sự phát triển - Mục tiêu mà họ cảm thấy đó là những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời của họ

    Bây giờ quay lại khái nhiệm S.M.A.R.T - Các bạn hay được giảng như sau tại VN

    S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu – Ví dụ đạt được mục tiêu là năm nay phải đạt được mục tiêu ABC
    M – Measurable : Đo lường được : KPI đó có số liệu cụ thể ai cũng tính ra
    A – Attainable : Có thể đạt được : Mục tiêu nên thực tế để có thể vừa sức mình
    R – Relevant : Thực tế với các nguồn lực hiện có
    T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành cụ thể

    Tuy nhiên vị Giáo sư Mỹ đã đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược

    A – Almost impossible : Hầu như không thể làm được mới là mục tiêu ngày nay, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo

    Điều mà tôi bất ngờ A chính là Almost impossible chứ không phải là Attainable

    Con người có những sức mạnh mà nó chỉ có thể bật ra nếu mục tiêu luôn cao hơn những vùng an toàn mà người thường đang nghĩ – Đặt mục tiêu cao có thể dính vào ảo tưởng vì năng lực bản thân có hạn. Tuy nhiên nếu thực sự năng lực có hạn thì phải tìm giải pháp từ bên ngoài : Lấy năng lực từ bên ngoài hơn mình để xây giấc mơ cho mình.

    Từ A tới mục tiêu B : Cuối năm đạt B
    Từ A tới mục tiêu Z : Cuối năm chỉ đạt D

    Vấn đề là D>B

    Và để bớt bị ảo tưởng thì tư duy với Big Dream đó nên theo lộ trình như sau:

    1. Ước mơ lớn với thứ hầu như không thể đạt được cho mục tiêu cuối cùng của cuộc đời ,Think out of Box nhưng ước mơ đó cần đem lại sự tiến bộ cho xã hội chứ không phải là thỏa mãn bản thân mình.
    2. Vạch ra sức ép đạt được ước mơ lớn đó theo lộ trình cuộc đời từng giai đoạn cụ thể
    3. Cố gắng tìm giải pháp cho nó từ bên ngoài nếu nội lực mình không đạt nổi. Và hãy nhớ giấc mơ này không phải là của riêng mình, hãy tìm những người chung giấc mơ để cùng làm.
    4. Xây dựng lại kế hoạch từ các sức mạnh mà mình có hay kết hợp sức mạnh bên ngoài để vươn tới ước mơ.
    5. Nếu không đạt được ước mơ sớm thì chúng ta cũng đang tập làm quen tới nó và có ngày sẽ tới , chỉ có điều thời gian nhanh hay chậm mà thôi và hãy nhớ rằng chúng ta không nhất thiết phải là chủ nhân của giấc mơ , mà có thể là một người đứng trong cái big dream đó.

    Tôi xin kể lại câu chuyện đã kể : Khi Tổng thống Mỹ vào thăm NASA và có hỏi người lao công tại đó : Chị đang làm Công việc gì? và bà ta đã trả lời là : Thưa Tổng Thống ! tôi đang làm công việc đưa người lên Mặt trăng !

    Người Lao công có giấc mơ đưa người lên mặt trăng và bà ấy đã làm được điều đó !

    Các phần tiếp theo 3,4,5 sẽ được trình bày sau nếu mọi người quan tâm, Cám ơn các quý vị đóng góp và phản biện

    Tuấn Hà - Chủ tịch VAG MEDIA, TheVuon và Vinalink
     

Chia sẻ SEO tới mọi người