1. Các mô ở phía sau nhãn cầu Mắt (Nhãn cầu) của chúng ta nằm trong một cấu trúc có tên là ổ mắt. Ở trong ổ mắt, nhãn cầu nằm phía trước để tiếp nhận hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Trong khi đó, các cơ – được gọi là cơ ngoại nhãn, ví dụ như cơ thẳng ngoài, cơ thẳng trong, cơ chéo trên,… bám vào nhãn cầu và kéo dài về phía sau; cùng mô mỡ nằm ở phía sau nhãn cầu. Tóm lại, phía sau nhãn cầu của chúng ta có các cơ ngoại nhãn và mô mỡ 2. Cơ chế gây lồi mắt Đây là tình trạng cường giáp tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tự sản sinh ra các kháng thể có tên là Trab. Trab gắn vào thụ thể TSH có ở các tế bào tuyến giáp, kích thích tuyến nội tiết này sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, thụ thể TSH không chỉ có ở tuyến giáp mà còn có ở một số mô khác như nguyên bào sợi, mô mỡ hay thậm chí là ở thận. Trab khi gắn vào nguyên bào sợi và mô mỡ ở phía sau ổ mắt sẽ kích thích nguyên bào sợi tiết ra glycosaminoglycan (GAG) – một hợp chất có tính ưa nước, và kích thích mô mỡ tăng sinh. GAG sẽ đi vào các cơ ngoại nhãn, do có đặc tính hút nước nên sẽ kéo nước vào trong các cơ này làm chúng tăng trưởng về kích thước. Sự tăng sinh của mô mỡ và tăng trưởng kích thước của các cơ ngoại nhãn (những mô ở phía sau nhãn cầu) làm cho nhãn cầu bị đẩy về phía trước, gây nên tình trạng lồi mắt.