Dược liệu chứa hoạt chất Anthranoid Ở Việt Nam, có một cây dược liệu rất giàu anthranoid đó là cây lô hội. Cây lô hội Vị thuốc Lô hội là dịch chảy ra từ lá và cô đặc của 1 số loài thuộc chi Aloe như A.vera, A.ferox,…họ Lô hội Asclepiadaceae. Thành phần hóa học: Nhựa lô hội – Các anthranoid + Aloe emodin: Có trong nhựa lô hội, không có trong dịch lô hội tươi + Barbaloin: C-glycosid, là hỗn hợp 2 đồng phân Aloin A và Aloin B Lá lô hội – Ngoài anthranoid còn có các polysaccharid làm cho thịt lá tươi như thạch Định nghĩa về nhóm hoạt chất Anthranoid – Anthranoid là nhóm hoạt chất thuộc nhóm lớn hydroxyquinon. Nhóm hoạt chất này là các sắc tố được tìm thấy nhiều trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao và cũng có thể tìm thấy trong cả động vật. – Dựa trên số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà chúng ta cso thể sắp xếp thành benzoquinon, napthoquinon, anthraquinon, naphtacenquinon. – Hiện nay trong nghiên cứu dược liệu đề cập đến anthraquinon hay anthranoid. Dạng glycosid gọi là anthraglycosid hay anthracenosid. Phân loại Anthranoid Chia ra làm hai nhóm: Nhóm phẩm nhuộm – Có 2 nhóm OH ở vị trí α và β – Có thể được gọi là nhóm 1,2 dihydroxy anthraquinon – Thường có màu đỏ cam đến tía, hay gặp trong 1 số chi thuộc họ cà phê – Còn có thể tìm thấy trong gặp trong nấm, côn trùng – Nhóm này được dùng làm phẩm nhuộm Nhóm nhuận tẩy – Thường có 2 nhóm OH ở vị trí 1,8 – Ở vị trí 3 thường là nhóm CH3, CH2OH, CHO hoặc COOH nên còn gọi là nhóm oxymethylanthraquinon – Được tìm thấy ở các dẫn chất cùng cấu trúc trong 1 loài, chỉ khác nhau ở mức độ OXH của nhóm đính vào C3 Phân bố Được phân bố trong 30 họ thực vật khác nhau, chủ yếu trong cây 2 lá mầm – Các họ hay gặp: Caesalpiniaceae, Rhamnaceae, Rubiaceae, Polygonaceae – Trong cây 1 lá mầm hiếm gặp anthranoid, đến nay mới gặp 2 cây có anthranoid: Lô hội Aloe spp. và Hemerocallis aurantiaca – Trong nấm, địa y cũng có anthranoid Tính chất của anthranoid – Các dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ – Định tính anthraquinon bằng vi thăng hoa trên lam kính, soi sẽ thấy TT hình kim màu vàng – Dạng glycosid dễ tan trong nước, dạng aglycon tan trong DMHC (H+). Nhựa lô hội Tác dụng và công dụng – Các anthraglycosid chủ yếu là β-glucosid dễ tan trong nước nên không bị hấp thu ở ruột non. Đến ruột già, bị enzym β-glucosidase của hệ VK ruột thủy phân, dạng OXH chuyển thành dạng khử anthron và anthranol có td tẩy xổ. Vì vậy thuốc có td chậm – Thường 10h sau khi uống thuốc mới có tác dụng – Dạng aglycon bị hấp thu ở ruột non nên không có td. Dạng khử có td xổ mạnh nên không dùng – Liều nhỏ các 1,8 dihydroxy anthraglycosid giúp tiêu hóa dễ dàng, liều vừa có td nhuận, liều cao có td tẩy xổ – Có td lên cơ trơn bàng quang và tử cung nên thận trọng với người có thai, viêm bàng quang và tử cung – Các anthraglycosid còn có td thông mật – Phần anthraquinon hấp thu vào máu bài tiết 1 phần qua sữa. Khi bài tiết qua nước tiểu làm nước tiểu có màu hồng (phụ thuộc pH nước tiểu) – Các anthraquinon trong cây Rubia tinctoria có td thông tiểu và đẩy sỏi thận – Chrysophanol (=acid chrysophanic) có td kháng nấm dùng để trị nấm ngoài da như hắc lào, lang ben – Theo một số tác giả Nga, các dẫn chất quinon và anthraquinon có td kích thích miễn dịch, chống ung thư – Carmin là phẩm nhuộm không có độc tính được dùng làm tá dược màu trong bào chế thuốc, trong mỹ phẩm Nguồn: Những điều cần biết về hoạt chất và tác dụng của cây lô hội
Cây lô hội có tác dụng hay quá. ............................................................................