Có thể nói, “suy yếu thị trường” là kết quả tất yếu của việc quá nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cạnh tranh trên cùng một sản phẩm, sản phẩm giống nhau quá nhiều, điều đó gây tình trạng cung vượt cầu tại một số thị trường cục bộ. Còn nguyên nhân của việc quá nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên cùng một loại sản phẩm là do các doanh nghiệp không có phân khúc thị trường, không hiểu được rằng sau phân khúc thị trường thì cần căn cứ theo năng lực của doanh nghiệp để lựa chọn “thị trường con” tương ứng. Các doanh nghiệp thường quen với việc lựa chọn thị trường có quy mô lớn nhất là thị trường “nổi trội” mà không xét tới việc nếu như thị trường đó chỉ có thể dung nạp 3 đến 5 doanh nghiệp thì doanh nghiệp của mình có thể là một trong số đó hay không? Dựa vào những tố chất gì để có thể trở thành một trong số những doanh nghiệp đó? Xét từ góc độ trạng thái tĩnh, doanh nghiệp lựa chọn thị trường “ nổi trội” là không sai, bởi vì “cái bánh” đó là lớn nhất, có tiền đồ nhất. Nhưng nếu như xét từ góc độ trạng thái động thì lại có vấn đề, bởi vì doanh nghiệp không hề xét tới yếu tố đối thủ cạnh tranh, kết quả chắc chắn là sẽ rơi vào trạng thái bị động, không thể bàn tới việc thực thi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, càng không có ưu thế cạnh tranh, cuối cùng bị lạc vào vòng chiến giá cả khó mà thoát ra được. Tuy những chuyện này không có gì mới mẻ, nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại liên tiếp phạm phải những sai lầm mà các doanh nghiệp khác đã phạm phải. Trong một số ngành nghề, hôm nay các cuộc chiến giá cả khốc liệt tới mức “ anh chết thì tôi sống”, ngày mai đã chuyển sang tìm kiếm đồng minh bên ngoài, ngày kia lại kiềm chế việc định giá tiêu thụ lẫn nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, những phương pháp này đều không thể giải quyết được vấn đề, bởi vì những chiến thuật tinh nhanh sáng suốt đến đâu cũng không thể bù đắp được cho những sai lầm trong chiến lược, không làm theo luật chơi của kinh tế thị trường thì chắc chắn sẽ phải trả giá. Nếu như những doanh nghiệp này không thay đổi phương thức tư duy thì không cần phải “đi tới cùng”, triển vọng như thế nào có lẽ tất cả mọi người đều có thể dự đoán. Mấu chốt của việc giải quyết vấn đề này nằm ở chỗ, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý cần nhận thức được rằng sức sống của doanh nghiệp nằm sau phân khúc thị trường, cần có những hiểu biết và nắm bắt sâu hơn so với đối thủ cạnh tranh về thị trường mục tiêu đã lựa chọn, bởi vì cơ hội thị trường sinh ra từ những điều không hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ hiện có. Lối suy nghĩ rằng những gì người khác làm có thể kiếm được tiền thì tôi cũng có thể làm và kiếm được tiền đã đi ngược lại quy luật của kinh tế thị trường, là biểu hiện cụ thể của hữu dũng vô mưu. Cho nên có thể kết luận lại rằng: Chỉ có những doanh nghiệp suy yếu chứ không có thị trường suy yếu. ( Trích từ tác giả Cao Kiến Hoa) Trao đổi cùng các anh chị em trong group: - Kinh doanh trên facebook đang là một xu hướng của các bạn trẻ khởi nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều các khóa học bổ trợ bán hàng online từ A –Z, trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, các kiến thức, mối quan hệ đang hoàn toàn công khai, yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Liệu có phải đến từ giá thành của sản phẩm. - Quan niệm “khách hàng là thượng đế “ từ đâu mà có? Quan niệm này là đúng hay sai? Liệu rằng tuân theo quan niệm này sẽ làm tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp hay không? Link bài viết: “SUY YẾU THỊ TRƯỜNG” LÀ DO ĐÂU?