Suy tim (Heart Failure) 1. Định nghĩa, nguyên nhân gây suy tim. 1.1. Định nghĩa. Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó, cung lượng tim không thể đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. 1.2. Nguyên nhân gây suy tim. a. Nguyên nhân suy tim trái (5). - Tăng huyết áp động mạch. - Bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ (H.C), Hở van động mạch chủ (Ho.C), Hở van 2 lá (Ho.HL)… - Tổn thương cơ tim: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim. - Rối loạn nhịp tim: Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn nhịp nhanh thất, block nhĩ thất hoàn toàn. - Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch (PDA)… b. Nguyên nhân suy tim phải (3). - Bệnh phổi mạn tính: Viêm phổi co thắt mạn tính (COPD), hen phế quản. - Gù, vẹo cột sống và dị dạng lồng ngực. - Bệnh tim: + Hẹp van 2 lá (H.HL). Bệnh van 3 lá, van động mạch phổi. + Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp eo động mạch phổi, thông liên nhĩ (CIA), thông liên thất (CIV). c. Nguyên nhân suy tim toàn bộ (4). - Suy tim trái/phải tiến triển. - Bệnh cơ tim giãn. - Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim. - Do “cung lượng tim tăng”: Cường giáp, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò động – tĩnh mạch. 2. Triệu chứng. 2.1. Triệu chứng cơ năng của suy tim (7). - Đau tức ngực, vùng trước tim, hồi hộp, đánh trống ngực. - Khó thở tăng dần. Ho kéo dài, dai dẳng, thường xuất hiện về đêm và khi gắng sức. - Cơ yếu, mỏi. Da tái, lạnh. - Chán ăn, khó tiêu. - Giảm trí nhớ, nhức đầu, mất ngủ. 2.2. Triệu chứng lâm sàng của suy tim trái: Khó thở đột ngột. - Cơn hen tim (giai đoạn đầu của phù phổi cấp): Khó thở đột ngột về đêm ở bệnh nhân suy tim. - Phù phổi cấp: Xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, hay gặp về đêm: + Bệnh nhân lo lắng, hoảng hốt, vã mồ hôi. + Khó thở, thở nhanh (>30 lần/phút), phải ngồi để thở, tím môi, đầu chi. + Có thể khạc ra đờm hồng (Hen phế quản: Đờm trong, quánh dính). - Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu bình thường. 2.3. Triệu chứng lâm sàng của suy tim phải. - Khó thở: Khó thở thường xuyên, nặng dần, không có cơn kịch phát như suy tim trái. - Dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại vi: + Gan to, gan đàn xếp. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+). + Tím da, niêm mạc. + Phù tím, phù mềm, ấn lõm: chi dưới, toàn thân. Phù thay đổi trong ngày: Sáng nhẹ, chiều nặng. + Đái ít, nước tiểu sẫm màu. - Huyết áp tối đa bình thường, huyết áp tối thiểu tăng. 2.4. Triệu chứng lâm sàng của suy tim toàn bộ: Giống bệnh cảnh suy tim phải mức độ nặng. - Khó thở thường xuyên, ngồi cũng khó thở. - Phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng phổi, màng tim, cổ chướng. - Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to. - Mạch nhanh, yếu. Huyết áp kẹt: Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng. 3. Phân loại suy tim. 3.1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA (NewYork Heart Association). Mức độ suy tim Biểu hiện I Không có triệu chứng cơ năng. Hoạt động thể lực gần như bình thường. II Triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức nhiều. Giảm hoạt động thể lực. III Triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức ít. Hạn chế hoạt động thể lực. IV Triệu chứng cơ năng tồn tạo thường xuyên, cả khi nghỉ ngơi. 3.2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng: Áp dụng cho suy tim phải và suy tim toàn bộ. Mức độ suy tim Biểu hiện I - Khó thở nhẹ. - Gan chưa sờ thấy trên lâm sàng. II - Khó thở vừa. - Gan to dưới bờ sườn vài cm. III - Khó thở nhiều. - Gan to gần sát rốn nhưng khi điều trị gan có thể nhỏ lại. IV - Khó thở thường xuyên. - Gan to nhiều, điều trị không nhỏ lại. 4. Điều trị. 4.1. Biện pháp không dùng thuốc (5). - Nghỉ ngơi à Giảm công tim. Thở oxy khi suy tim nặng. - Giảm muối (<0,5 gam Na/ngày). Hạn chế nước đưa vào (<1 lit/ngày). - Lọai bỏ các yếu tố nguy cơ: Rượu, thuốc lá, cà phê, béo phì, stress. 4.2. Nhóm thuốc điều trị. a. Tăng sức co bóp cơ tim: Glycosid trợ tim: Digoxin; Thuốc giống giao cảm: Dopamin, dobutamin. b. Tăng đào thải muối, nước: Thuốc lợi tiểu. c. Giảm tiền gánh và hậu gánh: Thuốc giãn mạch, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, chẹn kênh calci, nitrat, hydralazin. d. Điều trị và dự phòng huyết khối: Heparin, kháng vitam K, chống đông đường uống mới.