Suy thận – hiểm họa khôn lường từ sỏi thận

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi mrletiep, 22/6/17.

  1. mrletiep

    mrletiep New Member

    Suy thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó sỏi thận được xếp vào hàng đầu bảng. Bệnh sỏi thận thường tiến triển âm thầm bênh nhân chỉ tình cờ phát hiện khi khám bệnh định kỳ hoặc do khám một loại bệnh khác (đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, hoặc thoát vị đĩa đệm) hoặc khi siêu âm ổ bụng. Khi bị sỏi thận thì bệnh nhân không được chủ quan, xem thường để đề phòng suy thận có thể xảy ra.



    [​IMG]



    Soi than có thể gây suy thận ( ảnh minh họa)



    Sỏi gây tổn thương nguy hiểm đến thận


    Tất cả các loại sỏi đường tiết niệu đều có thể làm ảnh hưởng đến thận do gây cản trở dòng chảy nước tiểu, làm ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm đường tiết niệu và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn thận gây hậu quả là suy thận.

    Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp do dị dạng bẩm sinh hay tắc nghẽn bởi chấn thương, u chèn ép hoặc do lao. Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalat, canxi, vitamin C, acid uric, photpho...), trong khi lượng nước đào thải qua thận ít hoặc rất ít sẽ làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận.



    Trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90%. Lý do là lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết và được loại bỏ qua thận, lượng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp. Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.


    Ngoài ra có loại sỏi được hình thành sau khi đường tiết niệu bị viêm (sỏi khuẩn). Loại sỏi này khá phổ biến ở phụ nữ . Sỏi khuẩn thường có nhiều góc, cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.

    Khác với nữ giới, nam giới có thể bị sỏi tiết niệu loại do acid uric gây ra. Sỏi acid uric thường gặp ở người có tiền sử bệnh gút.

    Tất cả các loại sỏi đều có thể gây tổn thương thận có thể dẫn đến suy thận nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.



    [​IMG]

    Uống nhiều nước cam chống lại sự tạo thành sỏi thận ( ảnh minh họa)



    Phòng suy thận khi bị sỏi thận

    Để tránh các biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng.

    Ngoài ra, sỏi thận còn hay bị tái phát nhiều lần mà mỗi lần bệnh tái phát thì nguy cơ bị suy thận lại tăng lên vì vậy trong điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát bệnh.

    Chế độ ăn uống giúp phòng tránh hiệu quả:

    – Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc.

    – Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, …

    – Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.

    – Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu

    – Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo…

    – Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium: sữa ,bơ, phômai… Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận.

    Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc cốm Sirnakarang để điều trị nhanh, dứt điểm, phòng ngừa tái phát và giúp phục hồi chức năng thận.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. giathien123

    giathien123 New Member

    đúng vậy suy thận rất nguy hiểm có thể nặng nhất là dẫn đến phải ghép thận mà giá ghép thận không phải là nhỏ
     
  3. dongphuong497

    dongphuong497 New Member

    nguy hiểm quá nhỉ đây thật là một căn bệnh khó chịu
     
Đang tải...