Trả lời một số câu hỏi cơ bản của các bạn quan tâm crypto theo góc nhìn của Lan. Đây hoàn toàn là ý kiến cá nhân cùng với những con số từ Bloomberg News… mời các bạn chia sẻ góc nhìn của mình. 1. Ở Châu Âu và Mỹ, phong trào và xu hướng crypto như thế nào? Theo Bloomberg News, Châu Á đặc biệt là những nước Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong, Trung Quốc và Việt Nam là nơi crypto phát triển mạnh mẽ nhất. Ở Châu Âu và Mỹ cũng rất nhiều người quan tâm và đầu cơ, nhưng không thể so với Châu Á. Đặc biệt ở Mỹ thì quan tâm nhiều hơn về những mục đích mà blockchain đem lại cho nền kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần là tiền điện tử crypto. Ví dụ công nghệ này giúp bảo vệ bản quyền, giúp lưu trữ thông tin, xóa bỏ quan liêu bao cấp trong chính phủ, khuyến khích tạo và dùng năng lượng mặt trời ( solarcoin) xóa đói giảm nghèo ở những nước Châu Phi (ethereum)…Crypto chỉ là một phần nhỏ của công nghệ blockchain. Theo ý kiến riêng của tôi khi trải nghiệm và nghiên cứu đa văn hóa, thì thấy người châu Á có khuynh hướng “thích rủi ro”, “liều” và “ đầu cơ” cao hơn người Âu Mỹ. Bằng chứng là khi đi bất cứ sòng bài casino nào trên thế giới từ Macao, Las Vegas, San Diego, cho đến một nơi hẻo lánh như Biloxi ở tiểu bang Mississippi… thì cũng thấy người châu Á nhiều hơn, mặt dù tỉ số ratio người châu Á sống ở những nơi này so với người bản xứ rất thấp. 2. Crypto và chứng khoán có giống nhau? Chỉ có một vài điểm cơ bản giống: chịu sự ảnh hưởng của cung và cầu, buy & sell. Nhưng crypto biến động cực kỳ cao, cực kỳ nhanh, nhiều rủi ro, nhiều mạo hiểm và chịu ảnh hưởng nặng nề của một nhóm nhỏ những người sở hữu phần lớn các đồng coin. Khi bạn mua chứng khoán của Apple, bạn sở hữu một phần một công ty bằng xương bằng thịt. Khi bạn giữ đồng coin, bạn chấp nhận cuộc chơi digital của thể giới ảo. Tài sản của bạn hoàn toàn lệ thuộc vào công nghệ và thuật toán. Bạn không cầm nắm sờ mó và kiện tụng bất kỳ ai vì không ai là chủ, không ai chịu trách nhiệm theo một cơ chế “ phi trung ương”. Ngoài cung cầu, buy & sell, giá của chứng khoán chịu rất nhiều tác động khác như chính trị, kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường, thương hiệu, sức “kinh doanh” của cố phiếu đó trên thị trường thật. Trái lại, crypto sẽ dễ bị “giật dây”, ảnh hưởng bởi một cộng đồng nhỏ của những người nắm giữ nhiều đồng coin nhất. Những điều kiện khác lại không ảnh hưởng nhiều lắm. Đặc biệt trong tình hình coin vẫn chưa phát hành rộng, thì việc “giật dây” của một nhóm người sở hữu đồng coin khủng – tạm gọi là cá voi (whale) cực kỳ hiệu quả. Một vài suy ngẫm trong ngày sóng gió của Bitcoin và hơn 100 loại đồng coin khác. Lý do của sự trượt dốc của giá crypto có thể như sau: • Những người nắm giữ nhiều đồng coin nhất ở Nhật, có nhiều ảnh hưởng nhất ở Nhật đã bán ra một lượng lớn đồng coin. Theo Bloomberg News, hiện có khoảng 1000 “cá voi”. Khi các cá voi mua bán, trao đổi, chuyển ra thành tiền fiat… thì biển sóng bị chòng chành ngay. Điều này càng gây hiệu hứng lan tỏa cho cộng đồng ( những cá nhỏ hơn), dẫn đến hiện tượng mua bán bỏ chạy do các yếu tố tâm lý sợ, hay ham muốn càng mạnh mẽ. • Vì sức mạnh vũ bão không gì kềm chế nổi của crypto, một số đất nước đã cấm giao dịch bằng cryto. Điều này dẫn đến nổi sợ hãi mua bán và lưu trữ nó. • Nhiều chiến dịch giả tạo như truyền thông giả tạo, cộng đồng đưa tin tạo nên “bong bóng” và gây sự chú ý của các nhà đầu tư truyền thống. Và theo qui luật, bong bóng lên to quá thì bong bóng sẽ bị “xẹp”. • Bitcoin bị hạn chế về vận tốc khi có quá nhiều người xử dụng, thương vụ ồ ạt kéo đến. Có lẽ Bitcoin được thiết kế theo cấu trúc ngày càng chậm dần? Việc luân chuyển, đào tiền… ngày càng khó dần? • Mùa lễ tết nên các nhà đầu tư bán ra nhiều để nhận tiền mặt đi mua sắm. • Trong khi giá các đồng khác giảm mạnh gần 30% thì Ripple lại tăng rất tốt. Nghe tin đồn rằng chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc đem đồng Ripple vào hệ thống tiền của Nhật. Phải chăng đây lại là một chiêu bài “ giật dây” để đồng này tăng giá, thu hút thêm đầu tư. Hay sự thật đồng này đang phát triển rất hữu cơ (organic) ? 3. Các ngân hàng trung ương suy nghĩ gì và phản ứng như thế nào trước xu hướng crypto? Theo Bloomberg News ngày 12-14-2017 • Mỹ: Vẫn đang lo lắng về việc bảo vệ riêng tư và rửa tiền • Châu Âu: Vẫn chưa tin crypto bền vững, và là phương tiện cho tội phạm, trốn thuế và những kẻ trục lợi. • Trung Quốc: Tin rằng crypto đã chín mùi. Tuy nhiên ngân hàng trung ương muốn hoàn toàn thống trị, đang nghiên cứu tạo đồng coin riêng cho ngân hàng,nhưng chính phủ sẵn sàng phạt hay đóng cửa các doanh nghiệp/ cá nhân sử dụng crypto/ bitcoin hay những ai muốn tạo ra crypto. • Nhật: Vẫn cẩn trọng xem crypto có thể vận hành như dòng tiền tệ thật sự. Đang trong thời kỳ thử nghiệm và sẵn sàng học hỏi và ứng dụng công nghệ này. • Đức: Cảnh báo các nhà đầu tư rằng crypto cực kỳ mạo hiểm, nhưng đồng thời cũng đang học hỏi để có thể ứng dụng cho hệ thống thanh toán ngân hàng. • Anh: Đầy tiềm năng, là một cuộc cách mạng tài chánh, giúp chống tội phạm hacking và những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải. • Pháp: Nhắc nhở người dân cẩn thận vì trong lịch sử tất cả các đồng tiền riêng tư không thông qua trung ương đều chịu hậu quả đen tối. • Ấn độ: Cấm dùng nhưng đồng thời một số ngân hàng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ crypto này cho ngân hàng trong tương lai. • Singapore: Cảnh báo các công dân đầu tư với sự rủi ro tự mình gánh chịu. Chính phủ hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong tổn thất này. • Brazil : Hoàn toàn ủng hộ công cuộc cách mạnh này. Họ rất máu me y như tinh thần bóng đá. Theo riêng ý tôi, thì thêm vào đó thì dòng tiền tệ Brazil đang có nhiều vấn đề không ổn…, vì thế trong cuộc cách mạng này họ cũng không có gì nhiều để mất. • Canada: Đang nghiên cứu mạnh công nghệ này, hiện giờ ngân hàng tin rằng crypto nên chỉ là asset ( tài sản) chứ không nên sử dụng như dòng tiền tệ. • Hàn Quốc: Người Hàn Quốc mê crypto đến mức chính phủ rất lo ngại đồng tiền này “ làm hại cả một thế hệ trẻ”. Họ đang nghiên cứu crypto nhưng cũng rất thẳng tay trong việc trừng trị tội phạm crypto. • Nga: Vì có quá nhiều mạng lưới lừa đảo đa cấp ở đất nước này, nên chính phủ đang thắng ta đóng các website cho phép giao dịch đồng bitcoin và crypto. • Úc: Xem đây là cơn điên loạn đầu cơ. Crypto là phương tiện phục vụ cho tội phạm nhiều hơn là người tiêu dùng. • Thổ Nhi Kỳ: Lo lắng nó đem lại bất ổn cho ngân hàng trung ương, nhưng không chối bỏ tầm quan trọng của cuộc cách mạnh này trong việc cải thiện và hiệu quả hóa hệ thống thanh toán • Neitherlands: Can đảm nhất vì ngân hàng trung ương đã tiên phong và tự tạo ra DNB Coin cách đây hai năm và đang thử nghiệm việc ứng dụng của crypto. • Các nước Scandinavia: Cũng rất tiên phong trong việc thử nghiệm crypto. Ngân hàng trung ương Thụy Điền đang cho ứng dụng e-krona và tiếp tục học hỏi và tìm những giải pháp công nghệ tối ưu. Suy nghĩ và sưu tập Lan Bercu Tác giả 36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại Sáng lập Lanbercu TV
Theo minh thấy không ổn lắm mọi người nên cẩn thận không vì quá tham lam mà sẽ có những thua lổ trong tương lai là điều không cần thiết. Hãy thận trọng trước khi tham gia.