STARTUP NÊN (HAY DÁM) THẨM ĐỊNH NGƯỢC LẠI NHÀ ĐẦU TƯ?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Kim Lý, 2/1/18.

  1. Kim Lý

    Kim Lý Member

    NẾU

    [​IMG]❓Nếu nghĩ mình là “người xin tiền”, làm sao “dám” và “muốn” biết người cho mình tiền là người như thế nào?
    [​IMG]❓Nếu nghĩ mình là “thế dưới”, thì làm sao dám yêu cầu tài liệu, yêu cầu chứng minh tư cách đầu tư?
    [​IMG]❓Nếu nghĩ mình là “kẻ phụ thuộc”, thì ai dám tự tin giao tiền cho một “kẻ phụ thuộc” để kỳ vọng phát triển rực rỡ?

    Câu chuyện thẩm định đúng chính xác là câu chuyện cưới hỏi giữa Startup & Nhà đầu tư. Một cuộc hôn nhân mang tính phụ thuộc, bên mạnh – bên yếu, thì không phải là tình yêu đích thực. Phũ phàng hơn, có người gọi là tình yêu… ký sinh

    KHÔNG

    [​IMG]Không biết người chồng tương lai của mình, nhà cửa ở đâu, ba mẹ thế nào, có tiền thật không?
    [​IMG]Không biết có cùng nhau phối hợp “đạt được mục đích hôn nhân” ở góc độ xã hội (kể cả...sinh lí) hay không?
    [​IMG]Không biết chồng mình trước đây có cưới bà nào không? Có đổ bể ly hôn, có lừa dối, bạc tình không?

    Quá nhiều câu hỏi cần phải đặt ra, cần phải trăn trở. Đừng nhắm mắt nhắm mũi để cưới, để có tiền, rồi một ngày hôn nhân vỡ lở, chồng bỏ đi mất, con cái nheo nhóc. Trách ai?

    Câu chuyện bắt đầu từ tâm thế làm việc với nhà đầu tư của Startup. Cuộc chơi là sòng phẳng, muốn sòng phẳng thì phải có sức mạnh nội tại thì mới tự tin được. Nếu Startup tiền không có, thì phải tự hỏi: SỨC MẠNH CỦA MÌNH LÀ GÌ để ngồi ngang hàng và cùng chí hướng với Nhà đầu tư?

    ------------------------------------

    Khi phong trào Startup phát triển, các cuộc thi, các buổi kết nối đầu tư (dạng Pitching) được tổ chức liên tục đã thu hút các Startup đến để tìm kiếm các cơ hội phát triển, đặc biệt là cơ hội huy động vốn. Điều này vô tình tạo tâm lý rằng Startup cần tìm mọi cách để có được sự chú ý của nhà đầu tư (NĐT).

    Startup nên đi tìm NĐT hay ngược lại? – Hãy nên để NĐT tìm Startup để “bơm vốn”. Ở Việt Nam hiện nay, đại đa số các Startup đều đang “chờ” NĐT. Chỉ một số ít đủ tiềm lực và đang phát triển mới thường đặt ra các tiêu chí để lựa chọn NĐT. Đó là điểm khởi đầu để yêu cầu thẩm định NĐT trước khi nhận vốn được đặt ra.

    TỰ BẢO VỆ MÌNH

    Việc tiến hành thẩm định ngược NĐT cũng là cơ sở để Startup đảm bảo an toàn pháp lý về dòng vốn tiếp nhận, tăng tính trách nhiệm của NĐT và cũng là để Startup hiểu rõ hơn về con đường hợp tác phát triển của các bên.

    Từ nhiều vụ việc thực tế rằng có không ít NĐT sử dụng việc đầu tư vào Startup (hoặc lập ra các công ty khởi nghiệp) như là một công cụ để hợp thức hóa dòng tiền hay hoạt động như các công cụ đầu tư. Hay chuyện NĐT “bẩn” sử dụng các phương thức đầu tư không minh bạch, trốn thuế, “lách thuế” thông qua các khoản đầu tư phi truyền thống hay pháp luật chưa quy định. Việc kiện tụng NĐT là việc không tưởng, hầu như ít Startup đủ tiềm lực thực hiện việc này.

    Do đó, họ - Startup gọi vốn - cần thẩm định ngay từ ban đầu là cách hiệu quả để hạn chế rủi ro và tổn thất sau này.

    THẨM ĐỊNH GÌ VÀ NHƯ THẾ NÀO?

    Đó là câu hỏi dễ dàng đặt ra nhưng không phải Startup nào cũng biết và có thể thực hiện. Thường với tâm thế của bên yếu thế -“cửa dưới”, Startup quên đi tính chất pháp lý của giao dịch bình đẳng để đàm phán đôi bên cùng có lợi. Quan hệ hợp tác - đầu tư phải là quan hệ mang tính song vụ, tức là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

    5 điểm cốt lõi mà Startup cần lưu ý để có thể tự thẩm định NĐT như sau:

    1. Hiểu rõ về tư cách pháp lý mà NĐT sử dụng để đầu tư vào Startup của mình. Đó có thể là công ty địa phương, công ty “ngoài khơi” hoặc được đầu tư trực tiếp bằng tư cách cá nhân. Mỗi tư cách khác nhau sẽ dẫn đến các trách nhiệm pháp lý khác nhau của Startup và NĐT trong giao dịch (đặc biệt là thuế).

    2. Xem xét kỹ tính pháp lý và mục đích sử dụng nguồn vốn của NĐT sau giao dịch, đặc biệt là nguồn vốn được cấp từ nhà nước – vốn có nguồn gốc từ tổ chức tín dụng hoặc vốn không rõ nguồn gốc từ nước ngoài.

    3. Tìm hiểu hoặc yêu cầu NĐT công bố các thông tin về mình, nếu là pháp nhân thì đó là giấy phép, điều lệ, báo cáo tài chính hoặc xác nhận tài chính … thậm chí trong một số trường hợp phải cung cấp bản nghị quyết (hoặc văn bản tương đương) về thẩm quyền đầu tư hoặc người được ủy quyền đại diện đầu tư vào Startup.

    4. Startup tự học cách tra cứu, tìm kiếm thông tin về lịch sử đầu tư và đạo đức đầu tư của NĐT. Mở rộng hơn, họ cần hiểu rõ về các danh mục đầu tư tiềm năng và những thương vụ đầu tư trong quá khứ của NĐT, các hiểu biết này giúp Startup biết thêm về “khẩu vị” đầu tư cũng như cách thức làm việc, hợp tác tốt nhất.

    5. Cần biết rõ về trách nhiệm pháp lý với cơ quan chức năng, người lao động và các bên liên quan sau khi nhận vốn. Có thể sau khi nhận vốn, trách nhiệm Startup đã lớn hơn nên khi xảy ra các rủi ro từ phía NĐT, Startup thường gánh chịu nhiều hậu quả hơn.

    BIẾT NGƯỜI BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG

    Giả định rằng, nếu kết quả thẩm định NĐT không tốt hoặc không có khả năng thẩm định cần thiết, Startup nên đàm phán để đưa các điều khoản then chốt để ràng buộc trách nhiệm đầu tư. Vấn đề pháp lý cần nghiêm ngặt hơn nếu các kết quả thẩm định NĐT là không tốt.

    Việc thẩm định NĐT không chỉ dừng lại trước khi gọi vốn mà nên được tiến hành một cách đều đặn và trải dài qua từng giai đoạn để đảm bảo tính an toàn cho Startup trong suốt quá trình vận hành và tăng trưởng./.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...