Sếp bận việc là giỏi hay không giỏi

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Người đưa tin, 30/10/17.

  1. Tôi biết một sếp chỉ thích ôm việc dẫn đến thường xuyên phải làm đến 2 – 3 giờ sáng. Sếp ôm việc vất vả lắm lại lụi cụi một mình làm nhân viên khổ theo. Sếp cứ thấy chả đứa nào giỏi bằng mình, giao cho nhân viên lỡ hỏng hoặc làm lâu thì gay. Nhưng sếp làm quá giờ là do sự yếu kém về năng lực tổ chức công việc chứ có giỏi gì đâu. Sếp giỏi là người có thể quy tụ được những người giỏi hơn mình.

    Nhân viên đi làm phần nhiều là để lấy thu nhập. Nhưng ngoài thu nhập ra, họ muốn được làm để học qua công việc và học từ sếp. Họ cũng có mong muốn được cảm thấy mình là một phần của tập thể, được ghi nhận sự và được yên mến. Sếp không giao việc làm cho họ cảm thấy không được tin tưởng và không phải là một phần của đơn vị. Tư tưởng nhảy việc là không thể tránh khỏi.

    Làm sao để sếp yên tâm giao việc được cho nhân viên?

    Trong một đơn vị sẽ có có nhiều nhân viên khác nhau. Thường thì nhân viên chưa được làm sếp nên không hiểu được cái “ghế sếp ngồi” sẽ thế nào. Trong khi sếp đã làm nhân viên (trừ sếp tự phong-dạo này hơi nhiều) nên hiểu hoàn cảnh hơn. Vì vậy, sếp sẽ dễ điều chỉnh cách làm việc để phù hợp với từng nhân viên hơn là nhân viên thay đổi cho phù hợp với sếp, đặc biệt nhân viên mới. Đây là phong cách lãnh đạo theo tình huống được phát triển và nghiên cứu bởi Kenneth Blanchard và Paul Hersey. Trong lãnh đạo tình huống, phong cách lãnh đạo thay đổi liên tục để phù hợp với những người khác và bối cảnh cụ thể. Lãnh đạo tình huống chia ra làm 4 phong cách:

    - Cầm tay chỉ việc (làm mẫu): Áp dụng đối với những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm làm việc. Sếp phải chỉ từng việc cụ thể (chi tiết) để nhân viên làm theo. Sếp cần ghi nhận và động viên ngay khi họ làm tốt công việc để họ tự tin hơn.

    - Chỉ bảo (huấn luyện): Áp dụng đối với nhân viên đã biết việc nhưng vẫn còn non, có thể đào tạo được. Sếp theo sát hoạt động hàng ngày của nhân viên để hướng dẫn. Nhân viên chủ động làm và đề xuất ý kiến với sếp. Sếp cần ghi nhận và động viên khi có những đề xuất hay để họ thêm tự tin.

    - Hỗ trợ: Người nhân viên chủ động thực hiện công việc trên cơ sở đã thống nhất với sếp hoặc đã làm những công việc này trước đây. Người lãnh đạo tình huống chỉ góp ý, chỉ dần hướng làm và khích lệ động viên nhân viên. Phương pháp nay áp dụng khi nhân viên đã biết cách làm nhưng chưa đủ tự tin để làm chủ công việc.

    - Phân công, ủy quyền: Áp dụng đối với nhân viên có trình độ và thái độ làm việc tốt. Sếp ủy quyền và ít can thiệp trực tiếp vào công việc của nhân viên. Người nhân viên biết rõ vai trò và chủ động nhiệm thực hiện cũng như chịu trách nhiệm kết quả với sếp. Sếp vẫn theo dõi và phản hồi nhưng dành chuyền chủ động cao cho nhân viên.

    Nhiệm vụ của sếp là tổ chức công việc để làm sao hệ thống tự vận hành. Vì vậy, sếp sẽ là người theo dõi, hướng dẫn và bồi dưỡng để nhân viên phát triển theo từng cấp độ. Chỉ khi làm tốt được việc này, sếp mới có thời gian suy nghĩ về chiến lược/định hướng phát triển/cách làm mới trong thời gian tới. Chỉ khi đã làm tốt phần việc quản lý thì sếp mới có khả năng làm lãnh đạo tốt được.

    Một lời khuyên đối với sếp là nên xây dựng đội nhóm của mình có cả 4 lớp này để tạo sự bổ sung, kế thừa đồng thời cũng tiết giảm được chi phí lương.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người