Tôi được đọc một câu chuyện có thật khá ngắn gọn nhưng đầy lòng tử tế như sau. Tại một tòa cao ốc văn phòng của Thụy Điển có hơn 2000 chỗ đậu xe. Mỗi ngày, người đến sớm thường đậu ở nơi cách xa văn phòng hơn. có người hỏi: “Tại sao anh đi đến sớm mà không đậu xe gần mà đậu xe đi xa tít ngoài kia?” họ vui vẻ trả lời: “Chúng tôi đến sớm có nhiều thời gian để đi bộ trên đường hơn. Các đồng nghiệp đến muộn sẽ đậu ở gần văn phòng hơn để không phải đi bộ xa mà bị muộn giờ làm.” một câu chuyện quá hay phải không nào mọi người. sau đây xin kể câu chuyện của tôi. Tôi là dân tỉnh lên Thành Phố học tập và làm việc cũng hơn 10 năm rồi, ấn tượng đầu tiên của tôi là người Sài Gòn quá tuyệt vời và đầy lòng tử tế. Câu chuyện thế này, lần đầu tôi đặt chân xuống bến xe miền đông là lúc 5h sáng, trời còn chập chững chưa sáng, vừa tới bến xe chưa kịp bước xuống thì tôi đã được một bác xe ôm xí tôi ngay trên xe khách " thằng nhóc áo trắng quần tây mập mập kia của tôi", rồi nào là tiếng la tiếng tranh giành khách của những anh xe ôm khác, tao áo đỏ, thằng áo đen kia ,đứa đội nón...bla...bla... vừa bước xuống xe bác ôn tồn hỏi: con về đâu để bác chở đi ( định hình một lát tôi mới biết là bác hỏi tôi ) - dạ... dạ...à con...con đi xa lắm, (tôi cũng chưa định hướng được là địa chỉ cách bến xe gần hay xa, chỉ nghe gia đình dặn là đi xe bus số mấy mấy đó, lên xe đưa tờ giấy địa chỉ cho bác tài, tới nơi họ kêu xuống ) - xa lắm là ở đâu, nói bác bác chỉ cho, tôi đưa mảnh giấy ghì địa chỉ trường học, xem xong bác kêu: ờ cũng xa đó con, lần đầu con đi lên Thành Phố hả ? - dạ không ạ, lần trước có Ba con chở bằng xe máy, nay con đi nhập học nên đi một mình, con không biết đường đi, bác biết chỉ giúp con xe bus nào đi chứ con không biết đường ạ....... sau một hồi trò chuyện thì bác xe ôm chở tôi đi đến địa chỉ trên giấy, trên đường đi bác kể rất nhiều về Sài Gòn, hỏi thăm gia đình... làm tôi có cảm giác được quan tâm thích thú vô cùng, rồi bác căn dặn thế này thế kia, chú ý người lạ, coi chừng cướp giật... và một điều đặt biệt là hôm đó tôi được đi xe miễn phí, bác không lấy tiền mà còn chỉ tôi chỗ bác hay đứng ở bến xe, lần sau có đi thì tới bác chở, tiền để dành lo ăn sáng đi học...và thế là bác trở người tôi tin tưởng nhất ở bến xe và lần nào tôi cũng đợi đi xe của bác, dĩ nhiên là chỉ miễn phí lần đầu, lần sau tôi đều chủ động gửi tiền và bác chỉ lấy một nữa. tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác ấy, sự tử tế của bác làm lần nào tới bến xe tôi cũng chỉ mong đước gặp bác, sau một thời gian tôi quay lại thì không thây bác chạy xe ôm nữa, tôi hỏi thăm thì biết bác mất rồi, và lúc đo mắt tôi cay cay... Qua câu chuyện thực tế thì ta thấy được thông điệp cuộc sống " cuộc sống, hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận lại " sống tử tế, chân thành cảm xúc thât luôn luôn được mọi người ủng hộ và thành công sẽ luôn bền vững. Quay lại câu chuyện xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ: ai tự giết ai trước khi người khác giết mình. theo tôi thì xe ôm công nghệ được cái là nó tiện lợi hơn thôi chứ giá cước chưa chắc rẻ hơn xe ôm truyền thống, xe ôm truyền thống không chặt chém và làm mất lòng tin ở khách hàng thì đôi bên sẽ sống tôt cùng nhau. Một người chưa biết đường đi nếu không may đi nhầm bác tài có nghề chém gió thì xin thưa 1km thôi bác tài có thể vòng vèo chém được 3km ấy chứ chẳng chơi. một lần tôi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đón xe ôm về khu công nghiêp Tân Bình được hét giá 100k và được tư vấn: - Nó ở xa lắm em cả chục km ấy, sáng giờ anh chưa chạy cuốc nào thôi mở hàng anh chạy rẻ cho chú: 80k nhé, - Trừng mắt lên tôi bảo em ở đó 5 năm rồi ành, xong bỏ đi chia tay không quay lại ( nghe đâu loáng thoáng chửi rủa gì đó) ra ngoài đường tôi đi grab về giá chưa tới 30k. ngồi trên xe tôi nghĩ nếu cứ đà này thì xe ôm truyền thống chết chắc, may tôi biết đường chứ gặp người lạ là chém ngọt như mía rồi, đừng đổ thừa rằng lâu lâu mới có 1 chuyến chạy nên phải chặt chém mới đủ sống, chạy vòng vòng cho khách cảm giác xa để lấy tiền cho dễ....những người chạy giá rẻ hơn sẽ bị cho là phá giá và bị loại khỏi bến bãi hù dọa đủ thứ trò... Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống nếu ta hành động bằng cái tâm, bằng tất cả sự nhiệt huyết nhằm mang lại những giá trị cao nhất, mang đến trải nghiệm sản phẩm tốt nhất cho khách hàng thì tôi tin chắc rằng muốn thất bại còn khó hơn là thành công. Sự tử tế trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống chưa bao giờ gọi là thừa...nó giống như một kim chỉ nang dẫn ta đến với thành công và một mô hình kinh doanh bền vững bền vững theo năm tháng - Lê Văn Đô-CEO SG2 - Link bài viết: SỐNG TỬ TẾ!