- Tỷ lệ người mang gen ở Việt Nam khá cao khoảng 5%. 1% cả hai vợ chồng đều mang gen. Những người này có khả năng di truyền gen bệnh và bệnh cho con của họ. Một số có tiền sử sinh con mắc bệnh tan máu, một số có tiền sử thai chết lưu nhiều lần (thường xảy ra ở quý 2-3 thai kì, với đặc điểm phù thai). - Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh có biểu hiện thiếu máu ở các mức độ khác nhau, nhiều trường hợp phụ thuộc truyền máu và tử vong trước tuổi trưởng thành do các biến chứng của truyền máu nhiều lần. - Biện pháp dự phòng: Đặc biệt đối với những trường hợp sinh con, ngừoi thân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, tiền sử phù thai giai đoạn muộn, có con nghi ngờ mang gen (Hồng cầu nhỏ, nhược sắc); Sàng lọc mang gen trước khi kết hôn và sinh con bằng xét nghiệm đơn giản: + Tổng phân tích tế bào máu (công thức máu), Sắt và Ferritin huyết thanh (để loại trừ thiếu máu do thiếu sắt). + Nếu bạn có biểu hiện Hồng cầu nhỏ (MCV giảm), nhược sắc (MCH giảm) trong khi dự trữ sắt bình thường, rất có thể bạn mang gen. Bạn cần nhận sự tư vấn di truyền từ BS để có các bước sàng lọc và chẩn đoán tiếp theo. Với chương trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh tan máu bẩm sinh, rất nhiều nước như Philippin, Malaysia,... đã gần như giảm tỉ lệ sinh con mắc bệnh này xuống con số 0. Hi vọng rằng ở Việt Nam, mọi người ngày càng quan tâm hơn về cách thức phòng ngừa bệnh này.