Các Startup trên thế giới thường áp dụng 2 mô hình lý thuyết để tự trả lời trước khi xác định có nên chuyển 1 ideas thành Startup hay không. Và trong thời gian tìm hiểu về Startup cũng như tự trải nghiệm thực tế Thịnh phát triển mô hình "tự đánh giá Startup" qua 4 bước nhằm giúp các bạn founder tự trả lời các câu hỏi sau: Làm sao để biết “nên hay không nên” ra làm 1 startup? Những tiêu chí để đánh giá 1 startup chất lượng? Nhà đâu tư (NĐT) quan tâm gì ở Startup của mình? Hay Startup của mình đã đủ chuẩn để đáp ứng được tiêu chí đánh giá cơ bản của NĐT? Founder cần fix những lỗi nào trong Startup để NĐT có thể rót vốn? Khi ra 1 startup bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi. Nhưng “Nếu bạn dành toàn bộ cuộc sống của mình để tìm hiểu những câu hỏi sai, câu trả lời sẽ chẳng dẫn bạn đến đâu cả!”. Chính vì thế, theo Thịnh thấy gần như toàn bộ các founder phải trả lời được 4 vấn đề lớn sau theo thứ tự chuyên sâu khi triển khai 1 startup gồm: 1/ Nguyên lý con nhím của Jim Collins với 3 vòng tròn. 2/ Tam giác CĐ. 3/ Đánh giá 5 năng lực cốt lõi của Startup. 4/ Key success factor (Yếu tố thành công then chốt). BƯỚC 1/ Chiến lược con nhím - Sức mạnh của sự đơn giản: Vì nguyên lý con nhím áp dụng được cho cả cty và Startup trên quá trình phát triển. Nhưng để focus vào nội dung trong bài này Thịnh sẽ tập trung phân tích trên khía cạnh Startup nhé. Hãy tập trung vào mỗi vòng tròn(hình đính kèm) và nghiên cứu xem bạn có thể trả lời 1 cách rành mạch và thoả đáng 3 câu hỏi trên khi ra làm 1 startup. Vòng 1: Hiểu đam mê của bản thân: Điều bạn đam mê nhất là gì? NĐT số 1 thế giới Warren Bufett: "Nếu không có cái gì để say mê theo đuổi bạn sẽ không có năng lượng sống. Nếu không có năng lượng sống, bạn sẽ chẳng có gì cả". Hãy suy nghĩ xem, điều gì khiến cho bạn đắm đuối với công việc. Điều gì đánh thức bạn vào mỗi buổi sáng và giữ bạn làm việc miệt mài đến tối muộn khi những người khác đã về nhà? Sau đó, hãy xem lại sứ mệnh và tầm nhìn của Startup. Giá trị cốt lõi của Startup là gì, và những cộng sự (có thể là co-founder sau này) của bạn có thể thấm nhuần những giá trị này đến đâu? Vòng 2: Xác định những gì bạn có thể làm giỏi nhất Trong vòng tròn này, mục tiêu của bạn là nhận thức được những gì Startup của bạn có thể làm tốt hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác. Vì nếu bạn giỏi trong lĩnh vực nào đó thì bạn càng có cơ hội thành công hơn khi thực hiện Startup trong lĩnh vực thế mạnh của mình. Vòng 3: Nhận biết động cơ kinh tế của bạn khi ra Startup: Để có một động cơ kinh tế lành mạnh, Startup của bạn phải trả lời các câu hỏi như: giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, hay đáp ứng được nhu cầu nào cho người dùng. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng càng lớn thì sau này Startup của bạn càng có cơ hội gọi được vốn lớn. Vd: Năm 1995 Jack Ma thấy “lượng cung” bấy giờ rất lớn khi có rất nhiều cty muốn mang hàng đi bán các nước khác, nhưng thời điểm đó chỉ có các cty lớn mới có đủ nguồn tài chính đi hội chợ quốc tế. Bên cạnh đó, “lượng cầu” là số lượng người muốn mua hàng nhanh, uy tín, giao hàng tận nơi là rất lớn. Và Alibaba ra đời là để làm cầu nối gắn kết giữa lượng cung và lượng cầu đó. Hay như facebook ra đời chỉ vì sứ mệnh muốn gắn kết con người. Nhưng vì ai cũng muốn mình đẹp và hoàn thiện trong mắt người khác khi sử dụng facebook (sống ảo) trong khi thực tế chưa hẳn như vậy. Chính vì thế, nhu cầu “sống thật” lại có đất sống mạnh mẽ mà nổi trội là Snapchat khi cty này khai thác nhu cầu cho con người được quyền chia sẽ suy nghĩ thật trên dòng tin nhắn/hình ảnh nhưng sẽ tự động biến mất mãi mãi sau 24h… Hay như Uber ra đời vì muốn giúp những người đi xe tiết kiệm chi phí di chuyển và giải quyết 1 phần tình trạng thất nghiệp… Nếu bạn đã có câu trả lời thoả được 3 câu hỏi trong vòng tròn thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã có thể tự tin để qua bước 2. Nhiệm vụ của bạn là tiếp tục trả lời câu hỏi ở bước 2 trong tam giác CD. BƯỚC 2: Tam giác C-Đ(hình đính kèm). Tam giác C-Đ mô tả những yếu tố giúp bạn xây dựng một startup. Nếu thiếu một hoặc nhiều các yếu tố trong tam giác này bạn vẫn có thể kinh doanh thành công với quy mô nhỏ. Nhưng việc thiếu hụt các yếu tố trong tam giác C-Đ chính là nguyên nhân khiến rất nhiều startup thất bại ngay trong thời kỳ phôi thai. 3 cạnh của tam giác (kiềng 3 chân) mô tả yếu tố nền tảng của Startup và sau này có thể là doanh nghiệp. • Sứ mệnh (Mission) Sứ mệnh chính là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có khi khởi dựng doanh nghiệp. Động lực nào khiến bạn quyết định khởi nghiệp? Dự án sẽ phục vụ cho ai? Bạn muốn đem đến những giá trị tốt đẹp nào? • Lãnh đạo (Leadership) Là những người quyết định hướng đi và sự thành bại của dự án. NĐT sẽ đánh giá rất kỹ leader của dự án xem người này có tố chất lãnh đạo hay không? Có am hiểu về dự án đang triển khai? Có quyết liệt với dự án hay không? Có dám hy sinh để làm dự án? Có dám đi đến cùng để thực hiện dự án hay chỉ là nửa vời sau 1 thời gian sau thấy startup ok thì rút lui… • Ê-kíp (Team) “Muốn đi nhanh hãy đi 1 mình, muốn đi xa thì phải đi với nhiều người”. Khi thực hiện dự án và sau này sẽ trở thành công ty nên bạn sẽ không thể nào quán xuyến và làm giỏi hết tất cả mọi việc. Chính vì thế khi làm Startup bạn cần có 1 ekip ăn ý, hiểu nhau và bọc lốt cho nhau tốt nhất có thể. Mỗi người trong team phải là 1 mảnh ghép vừa vặn. NĐT sẽ đánh giá “tính đoàn kết” trong team của bạn. Và cả khả năng của những người trong team có đáp ứng được yêu cầu công việc để đảm bảo dự án đi được đến ngày thành công. 5 nội dung trong tam giác mô tả các mảng kiến thức, kỹ năng mà ê-kíp cần có cho một doanh nghiệp thành công. Theo thứ tự quan trọng từ dưới lên trên. • Dòng tiền (Cash flow). Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Tiki chỉ trong 11 tháng lỗ 250 tỷ đồng mà NĐT vẫn tiếp tục rót tiền. Uber lỗ 2,8 tỷ USD trong năm 2016 nhưng NĐT vẫn rót tiền. Hay như Grab VN lỗ 443 tỷ đồng năm 2016 nhưng NĐT vẫn rót tiền. Đó là do NĐT thấy được cash flow (dòng tiền) chạy như thế nào và hiệu quả mang lại ra sao. Khi bạn ra Startup việc chứng minh có lời là tốt nhưng đó chưa phải là câu hỏi quan trọng nhất mà NĐT quan tâm. NĐT quan tâm là khi đầu tư Startup của bạn dòng tiện chạy như thế nào và hiệu suất sinh lời ra sao. • Hệ thống thông tin – Mối quan hệ (Communications) Việc này rất quan trọng đặc biệt là với các Startup VN. Vì dù sao đi nữa VN cũng là nước Á Đông nên rất coi trọng việc bạn quen ai, lãnh đạo nào, người nối tiếng nào. Bên cạnh đó khi có mối quan hệ bạn sẽ dễ vận hành dự án hơn, tiết kiệm được chi phí nhiều hơn, có nhiều sự lựa chọn về supply hơn và thậm chí giúp bạn bán hàng nhanh hơn. Nếu bạn tinh tế, khi ra Startup bạn nên có “hội đồng cố vấn chuyên môn” là những chuyên gia hay người nổi tiếng đứng sau để hỗ trợ. Vd: về IT nhờ chuyên gia IT, về tài chính nhờ chuyên gia về tài chính, về quản trị nhân sự, về truyền thông, về marketing, về sale…Những người đó nếu bạn mời được bằng uy tín và mối quan hệ sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro khi làm startup. Và tin tôi đi, NĐT sẽ đánh giá rất cao bạn và startup khi bạn xô được communications tầm cỡ và đủ uy tín trên thị trường. • Các hệ thống (Systems) Hiểu biết về các hệ thống vận hành trong doanh nghiệp: hệ thống sản xuất, hệ thống kế toán, hệ thống nhân sự, hệ thống giao nhận, lưu kho v.v… Kiến thức cần có: Quản trị. Hay nói cách khác, Systems là mô hình công ty bạn muốn xây dựng từ văn hoá cty cho đến việc định hình doanh nghiệp của bạn trên thị trường. • Luật pháp (Legal) Các kiến thức về luật pháp. Bạn tham gia lĩnh vực nông sản bạn phải biết luật VN về nông sản, bạn muốn xuất hay nhập khẩu bạn phải biết thuế bao nhiêu %. Hay như bạn ký 1 HĐ với đối tác,hay NĐT bạn phải hiểu luật trước khi đặt bút ký. Hãy khắc vào tim bài học của The Kafe. • Sản phẩm (Product) Theo Jim Collins gần 90% Startup trên thế giới thất bại là vì cho rằng Product quan trọng nhất so với những phần còn lại trong tam giác CĐ. Vì 1 phần là do tâm lý độ tuổi. Phần lớn các Startup là do các founder có tuổi đời còn rất trẻ thực hiện. Và khi triền khai Startup phần lớn các founder cảm thấy rất hào hứng khi được “làm chủ”. Và tất nhiên bao giờ cũng muốn đứa con của mình đẹp nhất, hoàn thiện nhất mà nhiều lúc quên mất đi phân khúc thị trường ở đâu, nhu cầu thị trường như thế nào? Người dùng đang mong muốn giải quyết vấn đề gì? Chính vì thế mà có những câu chuyện khi founder than rằng so với đối thủ trên thị trường sản phẩm của mình tốt hơn hẳn. Nhưng ngặt nổi không thể nào bán được hàng…Và cũng có 1 câu chuyện vui khi có một NĐT nói: “nếu cấp cho startup là các bạn trẻ 100 triệu thì gần như hết 90 triệu các bạn dùng để PR marketing”. Vậy đó, nếu bạn muốn startup mình sống sót qua thời gian thai nghén thì bạn phải xác định rõ phân khúc khách hàng của bạn ở chỗ nào và dòng tiền (cash flow) chạy ra sao. NĐT sẽ rất happy nếu bạn cho người ta thấy được tiền của họ được sử dụng vào việc gì và hiệu suất sinh lời sau thời gian X time là bao nhiêu? Bước 3: Phân tích 5 năng lực cốt lõi gồm có: ① SCALABLE: mô hình startup bạn đang làm có nhân rộng lên được không ? ② VALUE CREATION: có đúng xu hướng? Sp/dịch vụ có thực sự tạo giá trị nhiều ? ③ CLONE RESISTANCE: Có dễ để bị bắt chước và sa vào cuộc cạnh tranh về giá ? ④ CUSTOMER BINDING: Có dễ thuyết phục và dễ thay đổi ? ⑤ PEOPLE DEPENDENCE: Có quá phụ thuộc vào con người? (không phân đoạn được chuỗi giá trị để tăng năng suất, mức độ chuyên nghiệp và tránh nhân viên bắt chước và ra cạnh tranh với chính mình). Để đơn giản hoá bạn có thể làm phép so sánh giữa startup của bạn với các ideas hay startup khác trên thị trường. Vd như: so sánh với ideas của 1 bạn dùng gỗ vụn để làm các mô hình xe đồ chơi bán cho con nít, hay in hình ví bằng tiền, hoặc các starup lớn hơn như tiki, uber, facebook… Bước 4: Key success factor – Yếu tố thành công then chốt: Câu này rất quan trọng vì đây là “kim chỉ nan” trong mọi quyết định khi thực hiện Startup và sau này của công ty. Cũng có thể nói Key success factor là chiến lược mà bạn cần đạt được. Khi bạn cho biết được yếu tố thành công then chốt của dự án của bạn là gì thì bạn đã hiểu được tường tận Startup của mình. Hiểu được yếu tố quan trọng nhất khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn là gì. Vì nó nói lên được bạn chọn điểm mạnh nhất của bạn để cạnh tranh là gì, Và chỉ cần thực hiện được Key success factor chắc chắn startup của bạn sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Vd: khi làm café take away thì Key success factor được chọn là tốc độ. Tại sao không phải là giá, là chất lượng sản phẩm thì chắc những anh/chị làm lĩnh vực này sẽ hiểu nhất. Vì mỗi ngành điều có “nút thắt cổ chai” của nó. Nếu bạn giải quyết được “nút thắt cổ chai” của ngành mình tốt nhất. Thịnh tin bạn sẽ là người dẫn đầu ngành đó. Rất vui nếu nhận được sự phản hồi và góp ý từ mọi người. Trong bài có sử dụng 1 số kiến thức và tài liệu Thịnh học được từ các thầy, anh/chị đi trước. Và xin cho Thịnh gửi lời cám ơn chân thành đến những người Thầy đáng quý đã cho Thịnh kiến thức và sự hiểu biết. Nguyễn Tấn Thịnh 02.2808.2017