Tác giả: Trịnh Bảo.Một trong những điều quan trọng đầu tiên đó là sự kiên trì. Không giống như các loại hình Ads khác, với FB có nhiều đặc thù riêng khác biệt. Mình vẫn thường nói: nếu Google ads đa số hành vi khách đi tìm mình (nghĩa là họ đã có ý định và nhu cầu mua hàng) thì với Facebook hầu như nó là nhu cầu phát sinh chưa báo trước, hay hiểu là: mình đi tìm khách. Hệ thống máy học của FB cũng khác với GG, vì là một mạng xã hội nên hành vi và thói quen của người dùng cũng khác với GG nên hầu như ở kho dữ liệu mà FB thu được từ người dùng có đủ nhân sinh quan, sở thích, tính cách, từng hành vi của người dùng. Đa phần nhiều shop chạy ads trên FB lần đầu thường hay gặp phải một số vấn đề như sau: 1/ Sự nóng vội: sau khi triển khai 1 - 2 ngày (đang trong giai đoạn máy học) thì sốt ruột muốn có đơn ngay, nhưng điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố phân phối của FB, target thị trường và ngách sản phẩm/ dịch vụ của mình. 2/ Chạy thử: không ít lần mình nhận được yêu cầu chạy ads với chiến dịch chạy thử 3-5 ngày hay lâu hơn là 7 ngày - 10 ngày, thực tế một chiến dịch ads sau khi lên sẽ mất 24-72h để máy học hiểu và phân phối đúng tệp khách. Sau thời gian đó hệ thống cắn tiền dần nhưng vẫn ở mức cao, và dĩ nhiên giai đoạn này lỗ là điều có thể xảy ra (ví dụ chiến dịch chạy mes có thể lên 50k - 70k - và >100k/ mes) nhưng nếu kiên trì tối ưu, tiếp tục triển khai thì con số này sẽ giảm dần khi mục tiêu được nhắm ngày càng chính xác. 3/ Chạy sao chép: sao chép chiến dịch là một cách mà các thầy hay dạy, nhưng để nhân bản cần hiểu được mục tiêu của mình, và có kế hoạch cụ thể. Nếu nhân bản 2 chiến dịch và cùng target thì sau hoàn toàn. 4/ Nhắm sai đối tượng: bán đồ lót nữ không nhất thiết chỉ chạy nữ, bán son phấn cũng không nhất thiết target mỗi nữ, bán đồ chơi công nghệ không nhất thiết là nam,… túm lại hành vi cần được nghiên cứu sâu chứ không phải rập khuôn công thức, phải thông qua nghiên cứu, đo lường mới ra 5/ Chạy đứt quảng: chạy 10 ngày, hệ thống vừa phân phối ngon thì stop, sau 1-2 tuần lại chạy tiếp, lúc này sự tối ưu hoá trước đó hầu như phải reset lại từ đầu. 6/ Chạy một chiến dịch quá lâu: có những chiến dịch đang ra đơn rất tốt, chuyển đổi cao nhưng nếu nội dung phân phối kéo dài 6 tháng - 8 tháng cho cùng ngân sách và mục tiêu thì dẫn đến Fb phân phối lặp lại tệp khách, khiến quá nhiều người nhìn thấy cùng một nội dung, do đó song song nên tạo các chiến dịch mới và thử nghiệm 7/ Chạy ngân sách nhỏ: cái này nhiều shop dính, mới chạy cứ thích chạy nhỏ nhỏ test thử, ví dụ 200k-300k/ ngày. Tuy nhiên không nắm rõ giá thầu thị trường, và target đúng tầm ngân sách thì việc chọn ngân sách nhỏ và chạy ngắn hạn hầu như không có lãi, từ đó lại rời bỏ thị trường. 8/ Không có kế hoạch cụ thể về ngân sách: khi xác định chạy ads, nên xác định một kế hoạch chi tiêu cụ thể ngay ban đầu, ví dụ: 30tr / tháng và sẽ kiên trì 3 tháng, vậy kế hoạch tài chính sẽ là 90 triệu. Xem đó là sự đầu tư, nếu lỗ chấp nhận, nếu thắng tiếp tục triển khai. Còn nếu không có kế hoạch và chỉ mang tiền ra nháp, lỗ thì dừng và lãi chạy tiếp nhưng chạy tiếp tới bao giờ, chạy bao nhiêu,… ko rõ. Như vậy thì khó có thể có được hiệu quả kinh doanh. Có những đơn vị chạy bên mình, ngân sách từ 500tr - 1 tỷ / chiến dịch, nhưng để đạt được điểm hoà vốn và lãi thì họ cũng đã phải kiên trì chi ra hàng chục triệu trước khi có lãi. Giá cho một chuyển đổi tin nhắn không quan trọng bằng tỷ lên chốt đơn và biên lợi nhuận trên đơn hàng. Giả sử chạy bán 1 sản phẩm có biên lợi nhuận 1tr/ đơn thì việc chi 200k/ tin nhắn vẫn còn lãi. Nhưng ngược lại nếu chạy bán sản phẩm có lợi nhuận 30k/ đơn thì chi phí trung bình 25k / tin nhắn là lỗ. Do đó chạy ngân sách cao thấp, giá thầu cao thấp tuỳ ngành, tuỳ target và tuỳ vào chỉ số lợi nhuận mỗi sản phẩm, dịch vụ.