QUẢN TRỊ CÔNG TY (QTCT) CORPORATE GOVERNANCE

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Liberty, 30/11/17.

  1. Liberty

    Liberty Member

    Hơn bao giờ hết, vấn đề QTCT lại được sự quan tâm đặc biệt của các nhà điều hành, quản lý và đầu tư trên thế giới đến như vậy.
    Những năm đầu thập niên 1990 thế giới đã phải chứng kiến việc tập đoàn Maxwell chiếm quỹ lương hưu của tập đoàn báo chí Mirror và sự sụp đổ của ngân hàng Barings. Rồi vụ việc của Công ty Enron của Mỹ, việc đi tới bờ vực phá sản của công ty Vivendi Universal của Pháp, vụ bê bối tại công ty Parmalat của Ý, vụ gian lận tại ngân hàng Société Générale, và gần đây nhất là vụ lừa đảo hàng tỉ đô la của Madoff…. Là những vụ việc bắt nguồn từ sự yếu kém trong QTCT.
    Tại Việt Nam, những ngân hàng được bán với giá không đồng , những sự đổ vỡ của những Công ty thành công do bất hòa giửa những người sáng lập, hoặc bi kịch của những Công ty quản lý theo kiểu gia đình,…. Đều bắt nguồn từ sự yếu kém trong QTCT. Hầu như mọi người đều phớt lờ QTCT vì họ mãi mê tập trung vào việc Quản lý Doanh nghiệp ( Corporate management) nên đến khi sự việc xãy ra thì đã muộn màng. Có những cổ đông chỉ tìm hiểu bản Điều lệ Công ty vào ngày Công ty giải thể.

    Vậy chính xác thì QTCTlà gì?

    Theo Principles of Corporate Governance một ấn phẩm của OECD - (Organization for Economic Cooperation and Development )
    Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan.
    Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty.
    Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”.
    Đôi khi nói một cách ngắn gọn QTCT là một hệ thống các mối quan hệ được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình trong Công ty. Và những mối quan hệ này nhiều khi lên quan đến các bên có các lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột. Đó là việc xung đột về quyền lợi giửa nhà đầu tư - người góp tiền cho Doanh nghiệp hoạt động và nhà quản lý – người sử dụng tiền của nhà đầu tư để điều hành Doanh nghiệp cho hiệu quả và cả những bên có liên quan khác như nhân viên - những người trực tiếp tạo nên giá trị cho Doanh nghiệp là những yếu tố tạo nên các mô hình về QTCT.
    QTCT là phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giửa các lợi ích xung đột này và hướng tới việc định hướng và kiểm soát công ty nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp.

    Thật vậy , Quản trị công ty tốt sẽ giúp cho công ty tạo được lợi nhuận vững chắc, tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế. Mà một yếu tố then chốt trong quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp là lòng tin. Lòng tin được phản ánh thông qua một hệ thống Quản trị công ty tốt. Nếu không tạo dựng được lòng tin, sẽ rất khó thu hút được các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, người lao động cũng muốn được đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ được hưởng một phần lợi nhuận từ công sức lao động và năng lực mà họ bỏ ra. Việc quản trị công ty tốt sẽ giúp các công ty tạo dựng uy tín, thu hút được đội ngũ lao động tốt và gắn bó họ với công ty.
    Trên thế giới, có hơn 200 bộ quy chế Quản trị công ty đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn những bộ quy tắc này tập trung vào vai trò của Ban kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị của công ty. Một số bộ quy chuẩn về các thông lệ quản trị tốt có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế.
    Nhìn chung, QTCT được xây dựng trên 4 giá trị cốt lỏi:
    - Sự công bằng
    -Tính trách nhiệm
    -Tính minh bạch
    -Trách nhiệm giải trình
    Về mô hình, trên thế giới có 4 mô hình tiêu biểu:
    -Mô hình theo phái Anh- Mỹ hay còn gọi Anglo – American Model (or) Unitary Board Model (or) Anglo- Saxon
    -Mô hình theo phái Đức còn gọi German Model (or) Toe-tier Board Model (or) Continental European Approach
    - Mô hình Nhật Bản hay còn gọi Japanese model (or) Business Network Model
    - Mô hình Ấn độ.
    ( về chi tiết các bạn có thể tham khảo Cảm nang QTCT đính kèm)
    https://www.dropbox.com/…/CG%2Bmanual%2Bfor%2BVietnam-secon…

    Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ muốn gửi đến các bạn một thông điệp cho sự bền vững của Doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2018 sẽ là một bệ phóng cho VN tăng trưởng do đó cần lắm sự bền vững và ổn định bên trong của các DN.
    Ngày 7/1/2018, Tôi sẻ chủ trì một Tọa đàm : " VIỄN CẢNH KINH TẾ 2018 VÀ LỐI ĐI NÀO CHO DOANH NGHIỆP VIỆT" .
    Thân mời các bạn thân hữu tham dự. Chi tiết sẻ thông báo sau.
    Lai Ho
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người