PHỎNG VẤN NHANH GS.TS. NGUYỄN HẢI NAM

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi devondale, 13/3/18.

  1. devondale

    devondale Member

    [​IMG]‍GS.TS Nguyễn Hải Nam là một người thầy đáng ngưỡng mộ và thành công trong ngành Dược từ rất trẻ. Là một người có nhiều nhiệt huyết với sinh viên và từng giúp rất nhiều sinh viên xin việc và xin học bổng du học, GS đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn nhanh về các thách thức mà sinh viên sắp ra trường sẽ gặp phải khi tìm việc.
    [​IMG]
    [​IMG]❓Hỏi: Hiện nay sinh viên Dược ra trường các năm gần đây ngày một khó khăn hơn trong tìm việc phù hợp, xin hỏi GS việc này có đúng hay không?
    [​IMG]✅Trả lời: Đúng vậy, tôi có dịp công tác tại một số tỉnh lớn phía bắc. Đã có hiện tượng thừa nhân sự ngành Dược tại các tỉnh đó và các sinh viên dù tốt nghiệp bằng khá giỏi cũng đang chật vật chưa tìm được việc làm sau hơn 1 năm tốt nghiệp, hoặc công việc với mức lương thấp không đủ sống.

    [​IMG]❓Hỏi: Theo GS nguyên nhân nào dẫn đến việc tìm việc trong các năm gần đây trở nên khó khăn hơn? Trong năm nay liệu việc tìm việc của sinh viên mới ra trường sẽ dễ dàng hơn?
    [​IMG]✅Trả lời: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thừa nhân sự ngành Dược là việc mở rộng đào tạo ồ ạt. Chỉ riêng trong năm nay gần 2000 sinh viên Dược ở khu vực Hà Nội sẽ ra trường, gây sức ép cạnh tranh nặng nề trong tìm việc.(Ở Đức chỉ có khoảng 2000 sinh viên Dược ra trường mỗi năm, trong khi họ có cùng quy mô dân số và sản phẩm của họ xuất khẩu đi khắp thế giới- Ghi chú của tác giả). Một số trường chỉ đào tạo cuối tuần nên một số sinh viên trong tuần đã dành thời gian để đi làm thêm công việc ngành Dược, do đó tuy về chuyên môn có thể họ không chắc bằng sinh viên các trường đã có bề dày đào tạo dược song về kỹ năng nghề nghiệp, ở góc độ nào đó họ lại có lợi thế hơn.

    [​IMG]❓Hỏi: Theo GS thì việc thay đổi công nghệ có góp phần vào việc thừa nhân sự ngành Dược không?
    [​IMG]✅Trả lời: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất hiện nay các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ 4.0 trong quản trị tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối. Máy móc đã có thể thay đổi phần lớn các hoạt động con người. Ví dụ: tôi có đến tham quan một đơn vị sản xuất thuốc tại Thượng Hải cách đây 5 năm, lúc đó trong khâu pha chế, máy móc đã làm hết, chỉ cần 1 dược sỹ. Toàn bộ các công việc tiếp theo đến khi nhập kho là tự động. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam cùng thời điểm lại cần 3-4 người cho khâu này và rất nhiều công nhân cho các khâu đóng gói bao bì, vận chuyển sản phẩm, nhập kho... Tuy nhiên tình hình sẽ sớm thay đổi khi hiện nay các doanh nghiệp lớn như Nam Dược, Traphaco cũng đang bắt đầu áp dụng các công nghệ này vào quản lý. Sau khi áp dụng thành công, chắc chắn họ sẽ cắt giảm nhân sự.

    [​IMG]❓Hỏi: Hiện nay các doanh nghiệp yêu cầu gì về nhân sự mới tuyển dụng?
    [​IMG]✅Trả lời: Do đã thừa nhân sự ngành Dược nên họ sẽ khắt khe hơn trong các vấn đề tuyển dụng. Nhiều Giám đốc đã than phiền với tôi nhiều sinh viên bằng giỏi nhưng kỹ năng xã hội rất kém, rất khó hòa nhập với môi trường làm việc. Sinh viên cần tự học thêm các kỹ năng phát triển bản thân, không thể tiếp tục chỉ biết học các kiến thức chuyên ngành.

    [​IMG]❓Hỏi: Theo GS các kỹ năng gì rất cần cho một sinh viên ra trường.
    [​IMG]✅Trả lời: Hiện nay ngoài các kiến thức về chuyên môn, các kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp cũng rất cần cho sinh viên khi đi xin việc. Do đó các bạn sinh viên nên học thêm các kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, cộng đồng và có thể cân nhắc đi làm thêm các công việc có liên quan đến ngành học của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có những trải nghiệm thực tế. Làm thêm khi còn là sinh viên sẽ giúp các em có được những thái độ, kỹ năng, kiến thức, thành tích và quan hệ để xin việc sau này. Những điều này hiện nay đang là những ưu thế, nhưng một vài năm nữa thì có thể đây sẽ là những điều kiện tiên quyết để các bạn xin việc khi ra trường.

    Xin chân thành cám ơn GS.
    Tác giả Mai Xuân Bách.
     

    Các file đính kèm:

    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người