PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC: PHONG CÁCH SẾP VOI

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 5/9/22.

  1. Triết lý: Lãnh đạo mà không lãnh đạo (Lãnh đạo không quyền lực)
    Theo tôi tổ chức là tập hợp con người chia sẻ với nhau cùng một tầm nhìn và đồng hành với nhau vì một mục tiêu chung nào đó. Do đó phát triển tổ chức đồng nghĩa với việc phát triển những con người này để họ có thể đồng thuận và đồng hành trên hành trình chinh phục những mục tiêu đã đặt ra.
    Là lãnh đạo của một tổ chức bạn lúc nào cũng cần người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để bạn an tâm giao việc và hy vọng nhân viên đó hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên người có kinh nghiệm thì thường là nhân viên của một hay nhiều tổ chức nào đó trước đó và do vậy họ sẽ mang theo văn hóa, phong cách và thói quen từ tổ chức cũ với họ. Nếu không có bạn, bạn có an tâm giao toàn bộ tổ chức của mình cho những người này? Với tôi trách nhiệm quan trọng nhất của người lãnh đạo là định hướng và phát triển lãnh đạo chứ không phải điều hành công việc hàng ngày. Do đó phát triển tổ chức cần có sự cân bằng trong việc sử dụng nhân sự có kinh nghiệm và phát triển nhân sự phù hợp với văn hóa và tư duy cho tổ chức mình.
    Bài viết này tập trung vào việc phát triển nhân sự chứ không phải việc điều hành tổ chức sao cho hiệu quả.
    Phong cách phát triển nhân sự và tổ chức của tôi giống như phong cách dạy con Cha Voi vì tư duy của tôi chỉ có một.
    Mục tiêu dạy con: Con có cuộc sống có giá trị và hạnh phúc khi không có cha mẹ.
    Mục tiêu phát triển tổ chức: Tổ chức có thể phát triển bền vững khi không có ta.
    Để làm được điều đó thì ta phải đào tạo ra những con người cho tổ chức có khả năng thay thế ta bất kỳ lúc nào. Điều này đi ngược lại văn hóa và phong cách lãnh đạo của nhiều người. Có nhiều phong cách dạy con, không có đúng hay sai ở đây. Chỉ có kết quả hình thành con người như thế nào thôi. Tôi có nêu rõ những phong cách dạy con và hệ quả của từng phong cách trong sách Cha Voi. Lãnh đạo cũng có nhiều phong cách và cũng có những hệ quả cho mỗi phong cách. Bạn chọn và chấp nhận hệ quả của nó.
    Nguyên tắc cơ bản của phong cách phát triển nhân sự và tổ chức Sếp Voi:
    Tạo môi trường an toàn và không gian cho phép sai trong vòng kiểm soát để nhân sự toàn quyền quyết định và hành động. Không giám sát sau lưng hay cầm tay chỉ việc. Không soi mói hay phê phán khi nhân sự hành động trái ý của mình. Giúp nhân sự phát triển kỹ năng đánh giá và giải quyết vấn đề.
    Tôi xin chia sẻ một thí nghiệm về phát triển nhân sự theo phong cách Sếp Voi.
    Tôi thuê một sinh viên mới ra trường ngành ngôn ngữ Anh với tí kiến thức về truyền thông để giúp tôi phát triển và quản lý hoạt động của KiDao.
    Cách đây hai tháng, tôi giao cho công việc tổ chức một chuyến retreat cho nhóm. Tôi chỉ giao mong muốn ‘trải nghiệm của học viên là trên hết’ và giới hạn cho hoạt động ‘Nếu lỗ vài ba triệu thì coi đó như một đầu tư cho phát triển’ rồi bảo ‘Còn tất cả các việc khác em lo và quyết dịnh. Cái gì không biết thì đi hỏi người biết. Tìm hiểu, học hỏi, đánh giá, quyết định và hành động.’ Tôi hoàn toàn đứng ngoài quan sát chứ không quyết định. Tôi thậm chí còn nói ‘Tới ngày thì bảo tôi đi đâu thì tôi đi đó và làm gì thôi. Còn những việc khác thì em cứ lo’. Hahaha cho một sinh viên mới ra trường chưa hề làm việc này thì thì đây quả là một thử thách. Còn so với những người có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thì đây là chuyện nhỏ. Sự kiện được tổ chức khá thành công thông qua trải nghiệm của những học viên tham gia và về phía tổ chức cô báo cáo kinh phí tổ chức thì dư được 640K đồng. hihihihihi Quá tốt cho lần đầu tổ chức sự kiện cho người không có kinh nghiệm.
    Khi giao công việc cô ta tráo mắt hỏi ‘Tại sao giao em công việc mà em không có kiến thức và kinh nghiệm?’ Tôi trả lời: ‘Thì tại vì em không có kiến thức và kinh nghiệm!’
    Tổ chức retreat chỉ là một dự án tôi dùng để đào tạo nhân sự phát triển kỹ năng giao tiếp, thu thập thông tin, đánh giá và lựa chọn những giải pháp, đưa ra quyết định và triển khai, theo dõi và hiệu chỉnh công việc. Sau khi triển khai lấy ý kiến của người dùng và đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm. Bạn có đồng tình với tôi đây cũng là quy trình mà bạn dùng để điều hành mọi tổ chức từ nhỏ đến lớn. Điều này giống như việc tôi dạy con nấu ăn và dùng việc nấu ăn để dạy con tư duy sáng tạo.
    Đây cũng là cơ hội để tôi đánh giá năng lực và tư duy của nhân viên. Tổ chức là tổng hợp những con người trong đó. Nếu muốn tổ chức mạnh thì bạn cần những con người có năng lực tốt và tư duy cầu tiến để một ngày có khả năng thay thế bạn. Người không phù hợp thì sẽ tự động rời bỏ tổ chức khi yêu cầu của bạn họ cho là quá cao và lương thì lại thấp. hahahaha
    Có một lo ngại là nếu bạn đào tạo nhân viên giỏi thì các tổ chức khác sẽ tìm mọi cách thu phục về tổ chức họ và bạn mất cả chì lẫn chài. Thật sự khi bạn phát triển nhân sự theo phong cách Sếp Voi thì nhân viên cảm thấy mình có giá trị và hạnh phúc khi làm việc trong tổ chức nơi họ được trọng dụng và trao quyền. Rất khó để nhân viên ấy bỏ đi nơi khác. Nhân viên chỉ rời bỏ tổ chức khi họ thấy không có tương lai và được trọng dụng trong tổ chức ấy. Tôi có hai nhân viên đã làm việc với tôi từ khi mới ra trường đại học và cả hai đều trên 10 năm. Họ có nhiều cơ hội tìm việc làm ở nơi khác với lương cao hơn nhiều.
    Chúc các bạn có ngày cuối tuần và Lễ Quốc Khánh vui vẻ.
    Trương Nguyện Thành
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...