Techcombank, Fami, Ecopark, Sunhouse ... có phải là tên thuần Việt đâu nhưng đều là những thương hiệu Việt thành công. Không cứ phải thương hiệu của Mỹ thì tên Mỹ, Nga tên Nga hay Việt phải tên Việt. Tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài không có nghĩa là chỉ nước ngoài mới được dùng. Khi mua sắm, người có tiền, bạn có thể mua các thương hiệu cao cấp của nước ngoài như LV, Hermes, Phillipe Patek hay Mont Blanc... nhưng đâu phải ai cũng có thể như vậy. Họ ko có tiền mua đồ cao cấp nhưng họ có quyền được mua những thứ họ thích và phù hợp khả năng chi trả. Họ có thể mua đồ của Scorpions, của Lemino, của Juno hay 1 thương hiệu nào đó. Và những thương hiệu này đều là của Việt Nam. Không phải chỉ các thương hiệu mang tên thuần Việt mới được coi là thương hiệu Việt. Vấn đề là tên đó đáp ứng hiệu quả truyền thông, bán hàng và gần gũi nhất với khách hàng mục tiêu như thế nào để ghi dấu với khách hàng nhanh nhất... Và quan trọng hơn, đó là thương hiệu đó mang lại giá trị gì cho khách hàng. Thật sự hiểu khách hàng, hiểu thị trường và đối thủ cộng với hiểu và cam kết năng lực nội tại của doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng hàng đầu để định hướng phát triển thương hiệu một cách khác biệt và phát triển hệ nhận diện cốt lõi (Core brand ID), trong đó bao gồm tên thương hiệu 1 cách hiệu quả, phù hợp. Tên thương hiệu có thể là từ bất kỳ ngôn ngữ nào nhưng phải phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu và để thương hiệu phát triển lâu dài thì sản phẩm luôn phải đảm chất lượng và minh bạch.