(Bài viết dành cho những bạn đang bế tắc trong cuộc sống vì nỗ lực học hoài, làm hoài, làm rất nhiều, học rất nhiều mà chưa thành công) ------ Tác giả Malcolm Gladwell đưa ra Quy tắc 10000 giờ, cho rằng để trở nên xuất chúng, hay tài giỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì phải đủ 10.000h tập luyện, rèn luyện không ngừng nghỉ. Ví dụ, để chơi giỏi 1 môn thể thao, bạn phải tập 10.000h, muốn trở thành 1 quản lý giỏi, bạn phải làm quản lý ít nhất 10.000h, liệu ngày nay có đúng, và có đúng với những gương doanh nhân, những tài năng thể thao, những người thành công trong cuộc sống... Liệu có cách nào phá vỡ quy tắc này không, vì 10.000h là quá lâu để đạt tới thành công, trừ 1 số ngành đặc thù cần phải tập luyện càng kỳ càng tốt như Y - Bác Sĩ, Nha Sĩ vì liên quan tính mạng của con người. Tại sao nhiều bạn trẻ lại thành công trước tuổi 30, 1 vài anh chị tôi quen, họ được Forbes vinh danh dù chưa tới 30, nhưng sở hữu vài công ty? dĩ nhiên số thâm niên họ kinh doanh còn chưa quá 4-5 năm, vậy đâu là thành công. ------ Mọi người hãy nghe qua câu chuyện Hùng xin chia sẽ bên dưới nhé, từ chính bản thân Hùng về 1 cách học hoàn toàn khác: Năm tôi học lớp 6, tôi tình cờ biết đến bộ môn cờ trí tuệ là cớ tướng, 1 trò chơi dân gian của việt nam du nhập từ Trung Quốc, các ông già rất hay chơi môn cờ này ở các quán cafe vỉa hè. Tôi rất say mê khi phát hiện bản thân mình có niềm đam mê không mệt mỏi với môn thể thao trí tuệ này. Và tôi hỏi thử 1 ông bác: "bác ơi, con muốn chơi môn này thật giỏi, cỡ tầm kiện tướng quốc gia thì mất bao lâu bác" Ông bác nghe xong, cười mỉm, húp 1 ít cafe rồi trầm ngâm nói "chơi nhiều tới khi đầu bạc như bác thì họa may cờ mới khá lên con ạ, cờ chơi nhiều mới lên tay". Nghe xong, tôi phát hoảng, làm gì lâu dữ vậy trời??? Rồi tôi quyết định ra 1 sới cờ (1 quán cafe có rất đông người chơi cờ, có cả chơi ăn tiền, 1 ván trung bình 50.000đ - 100.000đ những năm tôi lớp 6 thời đó). Và tình cờ tôi phát hiện ra 1 sự thật thú vị sau 1 tuần quan sát học tập la lê các sới cờ độ bấy giờ. Thứ 1, có những bác chỉ rành đúng 1 thế cờ duy nhất (những thế cờ ra quân còn lại không hề rành và am hiểu), nhưng cũng chính vì vậy, bác rất tự tin về sự uyên thâm thế trận đó của mình. Và vì vậy, tỷ lệ thắng hoặc hòa ván cờ rất cao. Cứ đi trước, là họ bày binh bố trậm vào thế cờ họ sở trường, đầy tỷ lệ thắng ván cờ lên 90% nếu đối thủ ngang cơ với họ (còn dĩ nhiên gặp cao thủ thì bị thua không nói đến). Thứ 2, có những bác chơi rất nhút nhát, nhưng khi ván cờ về tàn cục (tức mỗi bên chỉ còn 1,2 quân cờ) thì lại chơi vô cùng xuất sắc và tiêu diệt đối thủ ở giai đoạn này. Thế là Tôi quyết học theo và nỗ lực luyện duy nhất 1 thế trận ra quân trong cờ tướng thời điểm đó là "Khởi Mã" (ai chơi cờ tướng nhiều sẽ rõ là gì) và dành đúng 3 tuần chỉ luyện cực kỳ nhuần nhuyễn thành thạo tất cả những hình thưc xử lý khi ván cờ về tàn cục... có những ván cờ khi về tàn cục, quân lực 2 bên như nhau, nhưng nếu tôi cầm cờ là tôi dứt đẹp bên kia ngay, các bạn trẻ cùng tuổi tôi lúc đó xử lý tàn cục của ván cờ cực kỳ tệ (có lẽ chỉ mãi học cách ra quân). Và năm lớp 6, tôi đạt huy chương vàng cờ tướng TDTT hội khỏe phù đổng cấp thành phố (HCM) dù chỉ mới tập chơi cờ tướng có 3 tuần, có thể chơi thắng 1 thanh niên chơi cờ lâu năm thời điểm đó Và nhờ bước đệm ban đầu thông minh này, tôi mới đủ kiên trì tập luyện cờ 6 năm ròng rã sau đó, thức nhiều đêm liền học thuộc biết bao nhiêu cách ra quân, phân tích hàng ngàn ván cờ của các danh thu bấy giờ để phân tích họ đi cờ đúng chỗ nào, sai chỗ nào. Lúc này, lý thuyết 10.000h lại phù hợp. Sau này, tôi ngưng chơi cờ khi đã tham gia liên đoàn cờ tướng được 6 năm, từng đạt kiện tướng quốc gia. Lý do, nghề cờ quá bạc bẽo và rất nghèo. ------ Bài học tôi rút ra là đôi khi chúng ta không việc gì phải trả giá 10.000h để có thành công cơ bản ban đầu, mà hãy trả giá về CHẤT mà chúng ta có, cái cách, cái sự học của chúng ta mới quyết định chúng ta sẽ có thành công nhanh hơn người hay không!!! Rồi từ thành công cơ bản, mới tiếp tục đầu tư nhiều thời gian theo đuổi, tập luyện, trao dồi không ngừng nghỉ vì thiên tài là từ 1% may mắn và 99% khổ luyện, nhưng muốn khổ luyện không mệt mỏi thì cũng phải đạt được thành công bước đầu, không rất dễ bỏ cuộc. Tưởng tượng xem, năm nào cũng ghi danh thi cờ, cứ vào cấp quận là rớt, còn hứng thú nào mà năm sau tập luyện tiếp. Mấu chốt, là tìm ra bí quyết tiếp thu kiến thức và kỹ năng 1 cách thật nhanh phù hợp chỉ duy nhấ với mình mà thôi. Người khác có muốn bắt chước cũng không được. Tôi từng chia sẻ cách đọc dứt 1 cuốn sách chỉ trong 3 giờ, 1 tuần có thể đọc 3 cuốn sách. Nhưng tôi biết rõ, có người 1 năm đọc chưa hết 1 cuốn sách. Hơn thua nhau là ở đó. Rồi những năm tháng sau này, khi khái niệm SƠ ĐỒ TƯ DUY ra đời, tôi vô cùng hứng thú. Có những vấn đề, tưởng chừng nếu tự tìm tòi nghiên cứu sẽ vô cùng khó khăn, nhưng khi phác thảo theo hình thức sơ đồ tư duy, mọi thứ trở nên mạch lạc, dễ hiểu. Việc tiếp thu rút ngắn từ vài năm xuống còn vài tháng là chuyện hoàn toàn khả thi. Để phá vỡ quy tắc này, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm ra 1 cách học khác, xây dựng 1 chế độ học tập thật tốt về CHẤT hơn là về LƯỢNG, lấy sự chăm chỉ về thời gian để bù đắp thì hoàn toàn không nên. Cách tiếp cận vấn đề, cách tư duy vấn đề, cách hệ thống hóa vấn đề (có thể dùng mind map), và phương pháp học phù hợp thì mỗi cá nhân thay vì mất 10.000h thì có thể chỉ mất 1-2 năm hay thậm chí 6 tháng, hay 3 tuần như tôi cơi cờ tướng để đạt được những thành công cơ bản nhanh ban đầu, làm bàn đạp đi lên, giử lửa cho bạn. ------ Tôi đi nhiều nơi, gặp nhiều người thành đạt, có những anh chị em có cách học rất thông minh. 1/ Thay vì học 1 mình, họ học theo 1 nhóm, và tri thức cả nhóm gom lại chính là tri thức mang lại cho từng cá nhân. 1 người có 3 năm kinh nghiệm và nếu 1 nhóm 10 người chia sẻ với nhau thì mỗi cá nhân trong nhóm có 30 năm kinh nghiệm, ghê chưa. Hình thức Peer to Peer coaching ra đời là vì vậy. 2/ Học bằng cách chia sẻ Có nhiều bạn mỗi khi nắm 1 vấn đề, ngay lập tức viết blog chia sẻ, hay chia sẻ kiến thức ngay cho người khác. Đây là cách học rất hiệu quả, vừa giúp chúng ta nhớ cực nhanh kiến thức + tư duy tốt hơn về kiến thức, làm chủ nó. Bạn nói bạn am hiểu vấn đề A, thử ra ngoài gặp bà bán cá, giải thích thử xem, bà ấy không hiểu thi coi chừng bạn cũng chưa nắm được đấy!!! Hùng từng trải nghiệm điều này khi phải dạy facebook marketing cho 1 chị ngoài chợ đến cả cái máy vi tính còn không biết xài... 3/ Luôn có mục đích mỗi khi định học, tìm hiểu cái gì đó và luôn đặt 5 why, tại sao phải học, làm sao học hiệu quả... để tìm ra giải pháp tốt nhất. Có giải pháp tốt + học có mục dích, có động lực thì dĩ nhiên sẽ nhanh hơn chỉ biết học chăm chỉ như kiến. 4/ Học + LÀM: luôn là cách thông minh nhất, học 1 phần, ứng dụng ngay vào công việc của mình. Rồi dựa trên thực tế công việc, để cập nhật thêm kiến thức trên lý thuyết đã học để chiêm nghiệm rút ra bài học riêng bản thân. 5/ Học trước những điểm MẤU CHỐT quan trọng Đây cũng là bí quyết đứng trên vai người khổng lồ, đi kiếm những người cực kỳ thành công, thay vì học hỏi đủ thứ những kiến thức từ họ, chỉ kiếm đúng vấn đề mấu chốt mình còn thiếu và tìm cách nhờ họ giúp đỡ để học ngay khiếm khuyết của mình. ------ Và còn nhiều nhiều cách học khác nữa mà không đủ để chia sẻ hết ở đây. Quy tắc 10.000h có thể vẫn đúng với nhiều bạn và vẫn rất giá trị trong nhiều lĩnh vực, vì không ai tự dưng thành công mà không nỗ lực, nhưng không lẽ, để xuất chúng, tất cả chúng ta đều phải mất 5 - 8 năm (nếu mỗi ngày dành 1 - 2h tập luyện)? Dĩ nhiên, đây là quan điểm cá nhân, tin hay không thì tùy góc nhìn mỗi người. Nhưng phá vỡ quy tắc này chính là con đường nhanh để đi đến thành công cơ bản bước đầu trong cuộc sống, để từ đó có động lực mà tiếp tục phấn đấu với 10.000h tiếp theo rèn luyện không ngừng mà không nản chí, đặc biệt là những bạn trẻ NHÀ NGHÈO, Không có điều kiện học tập như người bình thường giống như Hùng từng trải qua thời quá khứ. ----- Chỉ chăm chỉ không chưa đủ, mà còn cần thông minh. >> Work Hard + Work Smart >> đạt thành công bước đầu >> từ thành công đầu >> 10.000h rèn luyện >> xuất sắc. ----- P/s: quan diểm này có thể sẽ không đúng trong 1 số trường hợp và ngành nghề.